Nếu bố mẹ nhận thấy có điều gì đó kỳ lạ hoặc không ổn về cách bé di chuyển, hoạt động hàng ngày, hãy chú ý quan sát và tham khảo ý kiến chuyên gia nếu cần.
Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết đều tuân theo một mốc thời gian chung, một số trẻ sinh non có thể có sự phát triển chậm hơn vài tuần hoặc vài tháng.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ nhận thấy có điều gì đó kỳ lạ hoặc không ổn về cách bé di chuyển, hoạt động hàng ngày, hãy chú ý quan sát và tham khảo ý kiến chuyên gia nếu cần.
Trẻ sơ sinh trước một tuổi có 3 triệu chứng này có thể là do não bộ kém phát triển, bố mẹ nên biết để có thể theo dõi sự phát triển cũng như chăm sóc con tốt hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển, bố mẹ nên lưu ý
Cử động tay không linh hoạt
Nói chung, khi trẻ mới 2 hoặc 3 tháng tuổi, vị trí của bàn tay có nhiều cử động nhỏ, đôi khi có vẻ như tay đang cố gắng cầm nắm một vật gì đó, nhất là trong quá trình uống sữa, do phản ứng bản năng, trong tiềm thức cố gắng giữ chai sữa trong tay.
Nếu bàn tay của bé xuất hiện thêm những cử động nhỏ có nghĩa là sự phát triển của bé đang ở trạng thái tương đối ổn định và bình thường.
Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu ưa nghịch bàn tay của mình bằng cách lấy bàn tay này cầm bàn tay kia, duỗi ra nắm vào, cầm lấy bất cứ thứ gì trong tầm với. Đến khi con đầy 6 tháng tuổi đã có thể cầm rất chắc những vật nhỏ và vặn cổ tay một cách linh hoạt.
Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết đều tuân theo một mốc thời gian chung.
Nhưng nếu mẹ nhận thấy con mình không thường xuyên cử động tay, khó cầm nắm đồ chơi thì rất có thể có vấn đề với sự phát triển não bộ của trẻ.
Vì bé cần sự hợp tác của não bộ nếu muốn nắm bắt được các cử động tay như vậy, nên từ cử động tay của bé vẫn có thể nhận biết tương đối rõ ràng não bộ có vấn đề như bệnh tật hay không. Ngoài ra, con không chịu tập ngồi, tập bò, lười vận động thì mẹ cũng nên lưu ý.
Bé khó thực hiện hành động ngẩng đầu lên
Ngẩng đầu (ngóc đầu) là một trong những động tác cơ bản, quan trọng, đầu tiên nhất của trẻ nhỏ. Bé trước 3 tháng tuổi không ngóc đầu lên được là chuyện bình thường, vì cổ của bé giai đoạn này chưa có lực nâng đỡ mạnh.
Nếu trẻ sau tháng tuổi vẫn không chịu ngóc đầu thì có thể do thời gian mẹ cho bé nằm sấp quá ít, dấu hiệu của chứng vẹo cổ, cơ cổ yếu, hoặc có thể đang mắc phải bệnh ác tính như thiểu sản não, mẹ nên theo dõi con nhiều hơn nữa để kịp thời phát hiện nếu trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ.
Bé không dễ thức dậy sau khi chìm vào giấc ngủ
Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn với thế giới bên ngoài khi ngủ, trẻ thường dễ thức giấc khi có một chút tiếng động. Nhưng một số trẻ sơ sinh không dễ thức giấc cho dù có bao nhiêu tiếng ồn trong môi trường.
Nếu mẹ nhận thấy bé không dễ thức giấc sau khi ngủ say, sau khi thức dậy thường mệt mỏi, lờ đờ đây có thể là dấu hiệu não bộ của bé kém phát triển, khả năng mắc các bệnh về tắc nghẽn sẽ cao hơn rất nhiều so với trẻ sinh thường.
Nếu mẹ nhận thấy con mình không thường xuyên cử động tay, khó cầm nắm đồ chơi thì rất có thể có vấn đề với sự phát triển não bộ của trẻ.
Những cách giúp tăng phát triển trí não cho trẻ sơ sinh
Mặc dù có nhiều phương pháp giúp trẻ cải thiện trí tuệ hiệu quả, nhưng các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên áp dụng 3 cách cơ bản nhưng rất quan trọng sau đây.
Người bố nên dành thời gian chơi với con
Khi cha mẹ dành nhiều thời gian cho con, có thể giúp trẻ thư giãn, nâng coa cảm xúc, phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Đặc biệt là người bố, đóng một vài trò rất quan trọng đối với sự phát triển của con.
Theo một nghiên cứu đã khẳng định rằng trẻ em dành phần lớn thời gian chơi với bố sẽ có IQ cao hơn, thông minh hơn. Sự có mặt của người bố trong những giai đoạn phát triển đầu đời của con trẻ sẽ cải thiện được tương lai của con rất nhiều.
Không chỉ vậy, bố còn có thể giúp con tăng khả năng giao tiếp, xây dựng sự tự tin và kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Những điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Theo một nghiên cứu đã khẳng định rằng trẻ em dành phần lớn thời gian chơi với bố sẽ có IQ cao hơn, thông minh hơn.
Cho con chơi trò chơi
Thực tế, trẻ con đều rất thích được vui chơi, tạo ra cảm giác vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để tự chơi một mình, bởi vậy bố mẹ nên tăng thời gian chơi cùng con.
Sử dụng trò chơi là cách tốt nhất để bố mẹ gần gũi, đồng thời giúp con phát triển nhanh chóng về mặt ngôn ngữ, cảm xúc và trí tuệ.
Có rất nhiều loại trò chơi có thể giúp bé thông minh hơn, vì thế khi các bé được chơi trò chơi thường xuyên chắc chắn trí não sẽ phát triển hơn rất nhiều.
Mẹ có thể cho bé quan sát các bức tranh nhiều màu sắc khác nhau, dạy con vỗ tay, xếp hình, chơi bóng hay đọc sách cũng rất hữu ích.
Hát cùng con
Theo nhiều chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh thường xuyên nghe nhạc sẽ mang đến nhiều lợi ích, trong đó có kích thích trí thông minh của trẻ. Đồng thời, hoạt động bố mẹ hát cùng con cũng cải thiện vấn đề này hiệu quả.
Khi mẹ hát, hãy ôm trẻ lại gần và thổi phồng miệng, đặc biệt là khi hát những bài hát không có lời. Đây là cách gián tiếp tạo cho bé thói quen và phản xạ bắt chước kích thích trí não.
Ngoài ra, hãy xác thực phản ứng của bé bằng cách bắt chước em bé. Mẹ nên chú ý chọn những bài hát có giai điệu chậm và nhẹ nhàng, đồng thời lắc lư theo nhịp điệu của một bài hát.
Theo nhiều chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh thường xuyên nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bố mẹ sẽ mang đến nhiều lợi ích.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-me-lam-3-dieu-nay-cang-nhieu-con-se-cang-thong-minh-tu-tin-khi-lon-c59a5507.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/bo-me-lam-3-dieu-nay-cang-nhieu-con-se-cang-thong-minh-tu-tin-khi-lon-c429a520727.html” name=””]