Đừng vứt tất cả vào thùng rác, trở thành gánh nặng thêm cho môi trường sống. Hãy giữ chúng lại, cùng với con của mình, bạn sẽ dạy chúng bài học về sự sáng tạo và lối sống xanh thông qua ý tưởng tái chế những món đồ sau Tết.
Bao lì xì biến thành đồ trang trí
Sau Tết, những bao lì xì đã qua sử dụng thực chất vẫn còn rất mới. Bạn có thể giữ chúng lại để dùng như phong bì trong các dịp mừng đầy tháng, mừng sinh nhật hay mừng tân gia.
Một số loại bao lì xì với thiết kế đẹp mắt còn có thể biến tấu thành món đồ trang trí phòng khách, bàn làm việc, giúp tăng tính thẩm mỹ đáng kể cho căn nhà.
Cụ thể để làm một chiếc đèn lồng bằng bao lì xì, bạn làm theo các bước sau:
Nguyên liệu:
Cách Làm
Để làm đèn lồng Tết đỏ, đầu tiên bạn cắt bỏ phần đầu nắp của chiếc vỏ bao rồi cắt đôi bao lì xì thành 2 phần bằng nhau nhé! Lưu ý nên dùng loại bao lì xì to thì lồng đèn sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Cắt đôi vỏ bao lì xì thành 2 phần bằng nhau
Sau khi cắt đôi bao lì xì, bạn lấy một mảnh bao hình vuông vừa cắt, gập đôi lại, sau đó lật mặt sau của hình vuông rồi tiếp tục gập đôi lại theo nếp vuông góc. Chụm hai đầu lại và dùng ghim giấy kẹp vào để làm chi tiết cho đèn lồng. (Cách làm bạn xem chi tiết ở hình)
Công đoạn gập những mảnh giấy bao lì xì để tạo thành bông lì xì
Sau khi gấp và dập ghim xong bạn sẽ được sản phẩm như thế này
Từ những cánh hoa đã ghim, bạn gắn chúng sao cho các cánh tiếp xúc với nhau rồi dùng ghim ghim cố định các cạnh lại. Cứ làm lần lượt cho đến khi tạo thành một vòng tròn của chiếc lồng đèn Tết thì dừng lại. Cứ khoảng 8-9 bông lì xì sẽ được một vòng đế đèn. Với các tầng trên cao bạn làm tương tự, chỉ cần trừ đi một bông lì xì là được.
Gắn các bông lì xì vừa gấp với nhau, ghim cố định bằng dập ghim nhé!
Bạn làm lần lượt, cứ khoảng 8-9 bông lì xì thì sẽ thành một tầng đế đèn
Sau khi đính ghim các bông lì xì thành những vòng tròn, bạn sẽ được sản phẩm như dưới đây.
Làm thêm 2 vòng tròn nữa theo kích thước nhỏ hơn. Số lượng vòng tròn này sẽ tương ứng với số tầng của chiếc đèn lồng Tết. Nếu muốn làm lồng đèn Tết to, bạn có thể làm 4,5 tầng đều được.
Làm tiếp 2 tầng nữa tương tự để làm đèn lồng dạng tháp
Chồng các tầng lên nhau theo dạng hình tháp, rồi lại dùng ghim ghim cố định các tầng đèn với nhau.
Xếp chồng các tầng đèn lên nhau
Nắn chỉnh bằng tay để các bông lì xì khít nhau không bị xô lệch
Luồn dây dù màu đỏ để làm dây đeo đèn lồng!
Chỉ mất một chút thời gian bạn đã có ngay chiếc đèn lồng handmade siêu đẹp mắt mà lại độc đáo rồi.
Cách làm đèn lồng Tết kiểu này đơn giản, đâu cần bạn khéo tay ngay cả những cô nàng ‘vụng’ nhất cũng có thể làm ngay.
Khay nhựa trong hộp bánh
Đừng vội vứt bỏ các khay nhựa trong hộp bánh Tết, bạn có thể tận dụng chúng làm khay phân loại thìa (muỗng), nĩa, đũa như trong hình dưới đây. Hoặc bạn có thể dùng khay nhựa này làm khay đựng trang sức, mỹ phẩm cũng rất phù hợp.
Hộp bánh bằng thiếc
Sau Tết chắc hẳn gia đình nào cũng thừa rất nhiều hộp bánh quy đã qua sử dụng. Thay vì vứt bỏ chúng đi một cách lãng phí, bạn có thể tận dụng để làm những vật dụng có ích trong gia đình.
Không phải ngẫu nhiên mà các mẹ, các chị đều thích tận dụng hộp bánh bằng thiếc làm đồ đựng kim chỉ, đựng vật dụng nhỏ như chìa khóa, thuốc… Nhiều nhà còn dùng hộp để đựng tiền hoặc nữ trang. Những chiếc hộp này thường có thiết kế đẹp mắt, trọng lượng nhẹ và dung tích lớn, đựng được nhiều món. Nếu nhà có trẻ nhỏ, các mẹ có thể dùng hộp để đựng đồ chơi, dạy bé cách sắp xếp và cất giữ đồ đạc hiệu quả.
Hay đựng sách vở, những kỉ vật của gia đình.
Hoặc các loại đồ dùng lặt vặt để tránh rơi rớt hoặc làm mất trong nhà.
Ứng dụng hộp bánh kẹo để làm hộp lưu trữ kim chỉ được nhiều người ưa chuộng.
Với hộp kẹo bích quy quen thuộc, bạn cần sơn phủ lại cho bề mặt của hộp rồi có thể vẽ hoặc dán hình trang trí. Bạn có thể dùng sơn xịt hoặc sơn dầu đều được. Sau đó, bạn cắt bìa cứng để chia thành các ngăn nhỏ bên trong hộp là đã có một sản phẩm đựng trà chiều cho phòng khách rồi. Nhớ chú ý làm sạch bề mặt hộp trước khi sơn nhé.
Thêm một chút kẹo và một dây nơ đỏ là hộp sắt đựng bánh bích quy của bạn đã trở thành một món quà tái chế đặc biệt không đụng hàng rồi.
Ngoài các lưu trữ đơn giản trên, bạn có thể nâng cấp chúng thành không gian lưu trữ khổng lồ hơn, hay một hệ thống hộp đựng tối ưu cho không gian sống của gia đình.
Bước 1:
Lật ngược phần đáy của hộp và đánh dấu tâm. Vẽ xung quanh chu vi để đóng đinh. Dùng đinh và búa để tạo các lỗ xung quanh hình tròn. Bạn cũng có thể sử dụng mũi khoan cho bước này.
Bước 2:
Bạn đã tạo ra một chiếc lỗ ở tâm đáy hộp. Nó sẽ rất hữu ích để giữ cho chiếc hộp không bị trượt khi sử dụng. Đẩy que qua lỗ và để lại vài cm trước mép hộp. Đặt nút vặt và đai ốc ở dưới cùng của hộp. Sử dụng thêm vòng đệm và đai ốc khác sau đó úp ngược nắp hộp lại. Cố định bằng một đai ốc nữa ở chính mép của thanh. Đây sẽ là cơ sở để cố định giá đỡ của bạn.
Bước 3:
Làm tương tự cho các hộp đựng bánh bích quy còn lại. Từ phía bên kia của que để khoảng cách tùy thích giữ chúng. Hãy luôn sử dụng vòng đệm và đai ốc ở đáy và bên trong hộp để tăng độ ổn định.
Bước 4:
Trong trường hợp này bạn có thể dùng nắp của hộp đựng bánh cho phần đế. Cái này đè lên cái kia để giữ cho sự ổn định và càng có thêm nhiều giá đỡ thì bạn sẽ có thêm nhiều khoảng lưu trữ nữa.
Bạn có thể thêm bao nhiêu hộp tùy thích và sử dụng bất kỳ hình dạng hoặc kích thước nào bạn muốn.
Tận dụng bông hoa chưa tàn
Ngày Tết rất nhiều hoa. Có những cành hoa đã tàn, úa nhưng bông vẫn đang nở đẹp. Khi ấy bạn đừng vứt bỏ cả cành, hãy ngắt lấy bông và bạn sẽ có một bát hoa trang trí nhà thật đẹp và đầy sáng tạo.
Những bông cúc trắng đơn giản và tinh khôi trong chiếc chậu thủy tinh trong suốt.
Sự kết hợp xinh xắn và nữ tính của hoa cầm tú cầu, hoa sao chùm và hoa hồng trong bát thả hình vuông lạ mắt.
Ngoài những chiếc bát thả hoa loại to, bạn còn có thể mua bộ bát thả có kích thước nhỏ, chỉ thả vừa một bông hoa cỡ lớn. Tuy thả được ít hoa nhưng khi đặt cạnh nhau, bộ bát này vẫn mang lại vẻ mới mẻ mà vẫn cuốn hút cho nhà bạn.
Nến và hoa luôn là cặp đôi lãng mạn hoàn hảo, vì vậy bạn hoàn toàn có thể thả thêm một vài chân nến vào bát hoa thả để không gian sống thêm lung linh, huyền ảo. Những bát hoa thả này có thể sử dụng cho mọi không gian chức năng trong nhà từ phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, cho đến phòng tắm…
Những chân nến trắng nổi bật giữa những cánh hoa màu sắc.
Mùi thơm dịu dàng của những cánh hồng cùng ánh nến lung linh sẽ là một gợi ý không tồi cho phòng tắm.
Ngoài những bát hoa thả thông thường, bạn có thể thả hoa vào loại ly, lọ hoa cao bằng thủy tinh cũng rất thú vị và đẹp. Với những chiếc bát thả hoa dạng ly, bạn có thể thả vào mỗi ly một bông hoa to rồi bày lên kệ hoặc bàn phòng khách.
Lối thả hoa chìm hẳn vào trong nước cũng rất ấn tượng. Với kiểu thả hoa này, bạn nên chọn những loại hoa thân dài để dễ dàng cố định trong lọ nước. Bạn cũng có thể đặt lên miệng lọ một viên nến loại thả trên mặt nước để tăng thêm sự lãng mạn.
Nhành lan tím và nến tạo nên không gian lung trong bình thả thuỷ tinh dạng ống.
[yeni-source src=”https://giadinh.net.vn/sau-tet-dung-vut-di-bao-li-xi-va-hop-banh-keo-tai-che-no-thanh-mon-do-cuc-chat-gai-vung-cung-lam-duoc-172220112081455092.htm” alt_src=”” name=””]