Trong trường hợp ngại rửa bát, nhiều người đã nghĩ ra một sáng kiến: ngâm hoặc để nguyên bát đĩa ở bồn rửa, sau khi ăn vài bữa rồi rửa một thể. Tuy nhiên, sáng kiến này lại không khác gì việc nuôi cấy vi khuẩn.
“Tôi thà nấu ăn trong một giờ còn hơn rửa bát trong vài phút”, đây có thể là chân dung của phần lớn mọi người.
Rửa bát, là một vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn có thể nói là “một trong mười ngòi nổ chính của những xung đột gia đình hiện đại.”
Trong trường hợp ngại rửa bát, nhiều người đã nghĩ ra một sáng kiến: ngâm hoặc để nguyên bát đĩa ở bồn rửa, sau khi ăn vài bữa rồi rửa một thể. Tuy nhiên, sáng kiến này lại không khác gì việc nuôi cấy vi khuẩn.
Trên thực tế, có rất nhiều vi sinh vật có thể lây lan bệnh tật trong đường ruột của chúng ta, những vi sinh vật phổ biến nhất là Staphylococcus, Salmonella và Escherichia coli. Một số vi khuẩn này sẽ bám vào bát đĩa mà chúng ta đã sử dụng.
Khi vi khuẩn bám vào bát đĩa, chúng ta chỉ cần rửa là không có vấn đề gì. Nhưng một số người thích ngâm bát đĩa sau khi ăn rồi mới rửa lại không biết rằng ngâm càng lâu càng ngấm nhiều vi khuẩn.
Bát đĩa ngâm càng lâu, càng ngấm nhiều vi khuẩn. Ảnh minh hoạ
Tại sao lại như vậy? Thứ nhất việc ngâm bát đũa trong bồn rửa lại vô hình trung cung cấp một nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn. Hầu hết vi khuẩn có thể sinh sản ở nhiệt độ nước từ 20-30℃, tương ứng với nhiệt độ trong phòng.
Ngoài ra, bát đĩa, đũa đã sử dụng còn sót lại cặn thức ăn, dầu mỡ cũng tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
Cuối cùng, do sự lười biếng của bạn, vi khuẩn có nhiều thời gian để thích nghi sau khi vào môi trường mới. Sau khi thích nghi, nếu bạn chưa rửa sạch bát đĩa, vi khuẩn sẽ tăng lên gấp đôi.
Dữ liệu thử nghiệm cho thấy, số lượng vi khuẩn ban đầu là 1.000 con, sau khi ngâm trong nước khoảng 10 giờ, tổng số vi khuẩn đã tăng lên gấp 70.000 lần so với số lượng ban đầu.
Nhìn vào con số gấp 70 vạn lần, thật khiến da đầu tê dại! Nếu sau này bạn không rửa bát cẩn thận và ăn phải những vi khuẩn này, bạn sẽ cảm thấy kinh hãi thậm chí nghĩ về nó!
Ngoài ra, những việc bạn thường làm dưới đây cũng cần được chú ý:
Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thượng Hải (Trung Quốc) đã tiến hành một cuộc khảo sát, kết quả điều tra cho thấy tổng số vi khuẩn trong mỗi 1cm vuông khăn lau bát lên tới gần 100.000 con. Dựa trên ước tính này, một chiếc khăn lau bát có thể ẩn chứa hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu vi khuẩn.
Các quy định quốc gia là tổng số vi khuẩn trên bề mặt tiếp xúc của thiết bị và đồ dùng đã được khử trùng và làm sạch phải nhỏ hơn 100 trên một cm vuông. Vì vậy, khăn trải bàn của hầu hết các gia đình đều không đạt tiêu chuẩn!
Điều này yêu cầu chúng ta khi sử dụng khăn lau bát đĩa cần thay thường xuyên nhất là nếu có mùi đặc biệt thì nên thay ngay; Sau khi sử dụng nhớ giặt, vắt khô, để nơi thoáng gió.
Đồng thời giẻ rửa bát, rửa xoong nồi, khăn lau bếp và mặt bàn cũng phải dùng riêng.
Việc rửa bát tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là “công trình cốt lõi” liên quan đến sức khỏe của một gia đình.
Bạn có thể đã có những thói quen khi rửa bát trong nhiều năm. Nhưng chính những cách làm sai lầm này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên gấp đôi, rồi lần sau ăn vào bụng. Vì vậy, những sai lầm dưới đây bạn không được mắc lại khi rửa bát lần sau nhé!
1. Xếp các bát lại với nhau sau khi sử dụng
Đây là thói quen của hầu hết mọi người, bởi mâm bát sẽ gọn gàng hơn, tiện lợi hơn cho việc dọn dẹp. Nhưng làm như vậy, dầu mỡ trên bát sẽ dễ bám vào bên ngoài bát chồng lên trên nó, làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm khuẩn chéo.
Vì vậy, khi rửa bát, cách tốt nhất là bạn nên để riêng bát đũa ra nhiều nơi khác nhau, bỏ đồ nhiều dầu mỡ sang một bên, rửa sạch đồ nhiều dầu mỡ trước. Ngoài ra, đáy bát phải được làm sạch!
2. Lau khô bát sau khi rửa bát
Chúng ta cũng đã đề cập đến việc trong khăn lau bát đĩa chứa nhiều vi khuẩn, do đó hãy lau bát bằng khăn đã giặt sạch. Nếu không, bạn nên dốc ngược cho bát ráo nước để khô trước khi úp lên tủ bát.
3. Vải rửa bát là “vải vạn năng”
Có người dùng khăn lau bát rồi tiện thể dùng để lau bếp cho tiện, biến khăn lau bát đĩa trở thành “khăn lau đa năng”. Làm như vậy làm tăng đáng kể nguy cơ lây lan và sinh sản của vi khuẩn.
Vì vậy, chúng ta phải nhớ thay khăn lau bát đĩa thường xuyên và đảm bảo rằng khăn lau bát đĩa được sạch sẽ và hợp vệ sinh.
4. Nước rửa bát
Rửa bát bằng xà phòng, bằng nước rửa bát rất tiện lợi nhưng bạn thường phải tráng nhiều lần mới sạch.
Do đó, có thể sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như nước nóng, bột mì, nước vo gạo và muối.
5. Không bao giờ tiệt trùng bát đĩa và đũa
Đây cũng là một hiểu lầm mà nhiều gia đình bỏ qua, thấy không cần thiết phải khử trùng bát đĩa, đũa thường xuyên. Nếu không có tủ khử trùng ở nhà, bạn có thể đun sôi một nồi nước, cho bát đĩa vào đun trong 10 phút.
Ngoài việc chú ý đến việc sử dụng và vệ sinh bát, đũa tại nhà, bạn cũng nên chú ý đến việc vệ sinh bát, đũa khi đi ăn bên ngoài.
Khi đi ăn ở ngoài, hầu hết mọi người sử dụng nước sôi hoặc trà để tráng bộ đồ ăn. Điều này có thực sự hiệu quả không?
Trên thực tế nó vô dụng! Để khử trùng ở nhiệt độ cao, phải đáp ứng hai điều kiện: thứ nhất, nhiệt độ và thứ hai, thời gian.
Khi nhiệt độ nước lên đến 100°C, phải mất hơn 5 phút để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa một số vi khuẩn và vi sinh vật.
Ví dụ virus viêm gan B có thể bị tiêu diệt ít nhất 10 phút ở nhiệt độ nước 100°C.
Nước bạn dùng tại hầu hết các nhà hàng cung cấp có nhiệt độ nước từ 70-80℃. Khi bạn đổ vào cốc hoặc bộ đồ ăn, nhiệt độ nước sẽ chỉ thấp hơn.
Hơn nữa, khi ăn ở nhà hàng, hầu như không thấy ai rửa bộ đồ ăn bằng nước sôi quá 5 phút chứ đừng nói là 10 phút. Việc này sẽ khiến bạn nghĩ rằng quá nhiều rắc rối. Do đó để đảm bảo, bạn yêu cầu nhà hàng nhúng bát đũa vào nồi nước đang sôi trên bếp trong vòng 5 phút.
[yeni-source src=”https://giadinh.net.vn/o/hanh-dong-nay-khi-rua-bat-giong-nhu-nuoi-cay-vi-khuan-nhung-hau-het-cac-gia-dinh-deu-mac-phai-20210428214745565.htm” alt_src=”” name=””]