Trẻ bị phát ban nhưng không sốt, chỉ mẩn đỏ khắp người có thể là do bị kích ứng da, hăm tã hoặc nổi mề đay… Khi bị phát ban sẽ khiến bé lười ăn, quấy khóc, khó chịu. Vì thế, ngay từ khi mới khởi phát, cha mẹ cần có phương pháp xử lý kịp thời.
Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là như thế nào?
Phát ban ở trẻ là tình trạng da bị tổn thương và có những biểu hiện khác nhau. Triệu chứng đặc trưng nhất là da trẻ xuất hiện các mảng hoặc chấm da có màu khác biệt hơn so với làn da bình thường (chủ yếu là có màu đỏ).
Trẻ bị phát ban nhưng không sốt. (Ảnh minh họa)
Thông thường, phát ban xuất hiện gồm 2 loại cấp tính hoặc mãn tính. Tình trạng phát ban có thể kèm sốt hoặc không sốt, nguyên nhân có thể là do một loại bệnh ngoài da gây ra.
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa nhưng không sốt
Bé bị viêm da tiếp xúc
Là tình trạng bệnh da liễu mãn tính thường hay gặp ở trẻ nhỏ khi gặp phải những yếu tố kích thích như phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm… Triệu chứng xuất hiện gồm:
– Đầu tiên, da sẽ xuất hiện những vết phát ban mọc khu trú hoặc lan tỏa, đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
– Tiếp theo, sau một khoảng thời gian, vùng da bị tổn thương sẽ bị chuyển sang màu đỏ thẫm, nâu, dày sừng và có dấu hiệu bị khô ráp.
– Viêm da dị ứng cũng không gây sốt hoặc phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào khác.
Bé bị viêm da dị ứng
Là một loại viêm da được tiến triển mãn tính và thường có xu hướng bùng phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện do viêm da dị ứng là phát ban là có màu hồng hoặc màu đỏ. Sau đó, da trẻ có thể bị khô, ngứa ngáy hoặc bong vảy. Viêm da dị ứng chỉ phát ban và không gây sốt hay mệt mỏi, xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành.
Bé bị rôm sảy
Là một trong những dạng tổn thương da cấp tính, bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này thường xảy ra nếu tuyến mồ hôi bị bít do bụi bẩn hoặc bã nhờn. Rôm sảy hay xảy ra với trẻ nhỏ do cấu trúc tuyến mồ của bé chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, trẻ có làn da mỏng manh và nhạy cảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khiến rôm sảy phát triển.
Rôm sảy cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt. (Ảnh minh họa)
Bé bị chàm sữa
Là một trong các bệnh da liễu thường gặp ở những trẻ từ 5-11 tháng tuổi. Các tổn thương được gây ra bởi chàm sữa thường khu trú tại vùng mặt (má, trán, vùng má). Tuy nhiên, với trẻ có mức độ nặng, chàm sữa có thể lan xuống phần cổ và thân.
Triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này là tình trạng da phát ban có màu hồng. Sau đó là tình trạng xuất hiện các mụn nước nhỏ, li ti khu trú trên các ban hồng. Những mụn nước này sẽ duy trì trong thời gian dài và bắt đầu vỡ, rỉ, cuối cùng là da bắt đầu đóng mài và bong vảy. Tình trạng chàm sữa này có thể biến mất khi trẻ lớn lên.
Bé bị hăm tã
Hay còn được gọi là viêm da tã lót, hình thành do mát át giữa tã và quần, thường hay gặp ở độ tuổi từ 3-15 tháng. Hăm tã đặc trưng bởi tình trạng phát ban tại bẹn, mông và những vùng da tiếp xúc với tã lót. Trường hợp bị hăm tã nặng, da của bé có thể nổi sẩn nước nhỏ trên bề mặt ban đỏ. Triệu chứng bị hăm tã có thể gây ngứa, khó chịu và đau rát nhưng không làm tăng thân nhiệt của trẻ.
Trẻ bị ứng thực phẩm
Trẻ nhỏ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao hơn so với người trưởng thành nếu như ăn phải các loại thực phẩm gây dị ứng như đậu nành, đậu phộng, hải sản… Sau đó, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, phát ban da, sưng lưỡi, buồn nôn.
Trẻ bị kích ứng da do tiếp xúc với mặt trời
Nếu trẻ bị phát ban do tiếp xúc với ánh mặt trời, ánh nắng cũng thường không gây sốt hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Sau khoảng 3-7 ngày, vùng da tổn thương của bé sẽ có xu hướng hồi phục và lành hoàn toàn. Khi trẻ bị kích ứng da do tiếp xúc với mặt trời thường sẽ không gây ngứa ngáy hay khó chịu.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. (Ảnh minh họa)
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt có thể do một số nguyên nhân khác như ma sát với quần áo, ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc, phát ban sau sốt…
Bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không?
Khi bị sốt phát ban, trẻ thường ra nhiều mồ hôi hơn so với người bình thường. Đồng thời, luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, bị nóng trong người. Thực tế, việc phải kiêng nước và không tắm sẽ khiến bé vô cùng khó chịu, cùng với việc gãi ngứa khi da không được vệ sinh sẽ khiến trẻ dễ mắc phải những bệnh da liễu.
Trên thực tế, việc kiêng tắm cho trẻ sau khi bị sốt phát ban sẽ dẫn đến tác dụng ngược, tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ gây viêm da bội nhiễm, tình trạng ngứa ngáy khó chịu của trẻ tăng hơn. Muốn giảm nhanh phát ban sau sốt, da của trẻ cũng cần phải được vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ.
Tuy nhiên, khi tắm, cha mẹ nên chú ý tắm thật nhanh cho bé trong khoảng từ 5-7 phút, lau khô người ngay và chỉ tắm sau khi trẻ đã hết sốt.
Phương pháp xử lý tại nhà khi trẻ bị phát ban không sốt
Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt từ những yếu tố môi trường và tác nhân gây kích ứng, mẹ cần phải bĩnh tĩnh và biết cách xử lý tại nhà. Nếu xử lý đúng cách sẽ giúp tình trạng da tái phát sau này.
– Vệ sinh da cho bé cẩn thận bằng nước ấm mỗi ngày và lau khô thật nhẹ nhàng. Đặc biệt là luôn đảm bảo vùng kín của con sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt.
– Cho trẻ uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng khô da.
Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để không bị khô da. (Ảnh minh họa)
– Sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ và khi bé tới trường. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng kem chống ngứa cho bé sau khi đã dưỡng ẩm da, tuy nhiên, cần phải có bác sĩ chỉ định.
– Hạn chế cho trẻ dùng móng tay gãi ngứa làm vùng da bị trầy xước và nặng thêm.
– Tránh xa những nơi đông người như trường học, khu vui chơi.
– Không nên mặc cho trẻ những bộ đồ bó sát gây kích ứng da. Thay vào đó, phụ huynh nên mặc cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi.
– Không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ, ăn kem, uống nước đá hoặc những thực phẩm khó tiêu.
Bản thân việc phát ban nhưng không sốt là bệnh lành tính, sẽ sớm khỏi và không gây biến chứng nếu được thực hiện và kiêng khem đúng cách, kết hợp cùng với việc thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
[yeni-source src=”https://phununews.nguoiduatin.vn/tre-bi-phat-ban-nhung-khong-sot-la-do-dau-a566300.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/tre-bi-phat-ban-nhung-khong-sot-la-do-dau-c13a517787.html” name=””]