Những mẹo hay này sẽ giữ cho hoa quả của bạn luôn tươi ngon và không dễ bị hỏng.
1. Quả mọng: Rửa sạch bằng giấm
Trước khi cất vào tủ lạnh, hãy rửa quả mọng bằng hỗn hợp giấm và nước (tỷ lệ 1:3). Chất này sẽ giúp loại bỏ nấm mốc, kéo dài thời gian sử dụng. Sau khi cho quả vào hỗn hợp cần rửa sạch lại với nước và lau thật khô trước khi cho vào tủ lạnh.
2. Xà lách: Bảo quản bằng khăn giấy
Đừng lo lắng rau xà lách sẽ bị hỏng vì bạn lỡ mua quá nhiều. Hãy lót bên dưới từng lá rau một lớp khăn giấy sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín. Khăn giấy sẽ hút ẩm, giúp lá không bị sũng nước và chuyển sang màu nâu. Chú ý kiểm tra nếu thấy khăn giấy ướt cần thay khăn mới để giữ rau tươi lâu hơn.
3. Quả bơ: dùng nước cốt chanh
Bơ đã cắt khi để trong không khí quá lâu rất dễ chuyển sang màu nâu cho chứa các enzym tạo ra sắc tố nâu khi tiếp xúc với oxy. Để không bị chuyển màu, hãy phết một ít nước cốt chanh lên bề mặt lát cắt quả bơ. Axit citric có trong chanh sẽ giúp ngăn chặn quá trình hóa nâu trong ít nhất 1 ngày.
4. Dưa hấu: Cắt thành những miếng lớn
Cách tốt nhất để bảo quản dưa hấu là cắt chúng thành những lát lớn và dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, cho vào tủ lạnh. Nếu cắt dưa thành từng miếng quá nhỏ dưa rất dễ bị ủng và hỏng không thể ăn được.
5. Cà rốt: Bảo quản bằng nước
Để giúp cà rốt không bị khô héo, trước tiên hãy cắt phần lá xanh của chúng. Sau khi cắt bỏ lá, bạn hãy cho cà rốt vào một hộp đựng đầy nước, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp cho cà rốt có đủ độ ẩm.
6. Chanh: Không nên cắt đôi
Nếu bạn chỉ cần một ít nước cốt chanh cho ly nước của mình hay dùng để pha chế nước chấm thì hãy dùng nĩa hoặc xiên chọc thủng cả quả chanh rồi vắt lấy nước thay vì cắt làm đôi. Bằng cách này, bạn sẽ giúp chanh tươi lâu mà không bị khô như việc cắt đôi rồi bỏ quên trong tủ lạnh.
7. Bông cải xanh: Cho vào cốc nước
Cũng giống như cà rốt, bông cải xanh hay súp lơ cũng rất ưa độ ẩm. Đặt thân bông cải xanh vào cốc nước hoặc quấn khăn ướt lên đầu bông cải xanh và bảo quản trong tủ lạnh.
8. Khoai tây: Đặt cạnh táo
Táo tạo ra khí ethylene giữ cho khoai tươi hơn tới 8 tuần và bạn không cần phải vứt bỏ những củ khoai của mình vì bị mọc mầm. Chỉ cần đảm bảo không để khoai ở gần hành tây vì sẽ phản tác dụng.
9. Cần tây: Gói trong giấy bạc
Không giống như nilon, giấy bạc sẽ tạo điều kiện cho khí etylen làm chín thoát ra ngoài, từ đó giúp cho cần tây tươi lâu hơn. Việc bảo quản trong túi nilon khiến cho khí ethylene bị mắc kẹt, làm mất độ ẩm và thực phẩm dễ bị hỏng hơn.
10. Chuối: Bọc thân bằng màng bọc thực phẩm
Khí ethylene một lần nữa là thủ phạm khiến cho chuối nhanh chín và xuất hiện những đốm đen rất mất thẩm mỹ. Hãy tách từng quả chuối ra khỏi nải và bọc từng quả bằng màng bọc thực phẩm để ngăn chặn sự phát tán của khí này. Nếu chúng đã quá chín thì hãy bóc vỏ và bảo quản trong ngăn đá.
[yeni-source src=”http://danviet.vn/10-meo-giu-cho-trai-cay-va-rau-cu-luc-nao-cung-tuoi-roi-roi-50202215215589458.htm” alt_src=”” name=””]