Dù giá xăng giảm song giá hàng hóa vẫn đang cao nhất từ năm 1980 đến nay và bạn cần lời khuyên từ chuyên gia để giảm các con số trên hóa đơn.
Trong thời gian lạm phát, việc giảm chi tiêu không còn gói gọn trong việc giảm size li cà phê hay pha trà sữa tại nhà nữa. |
Giá nhiên liệu đang ở mức cao, lạm phát tiếp tục leo thang, hầu hết mọi người đều đang tìm cách giảm bớt các hóa đơn hàng tháng. Thế nhưng, thay vì nghĩ đến việc cắt giảm từng đồng với các mẹo đổi size li cà phê, pha trà sữa tại nhà, ngừng mua sắm… bạn có thể đẩy mục tiêu tiết kiệm lên cao hơn, từ tiết kiệm thực phẩm, trang trí với ngân sách phù hợp và giảm số tiền điện…
1. Đi thẳng đến chợ đầu mối hay trang trại: Luôn có những ưu đãi lớn tại chợ nông sản hay các website mua bán hàng của một nông trại. Và bài toán tiết kiệm khi mua sắm là mua càng nhiều nông sản để được lâu thì giá thành càng giảm.
2. Mỗi loại nông sản đều có thời gian và cách bảo quản khác nhau, bạn cần tìm hiểu kỹ để có phương án bảo quản thích hợp. Ví dụ, bạn không nên đặt khoai tây vào tủ lạnh. Việc bảo quản đúng, không chỉ tránh lãng phí mà còn giúp bạn tiết kiệm khoản tiền mua lại rau củ quả để nấu ăn.
Đến thẳng trang trại hay chợ nông sản giúp giảm từ 20-30% chi phí cho một lần đi chợ. |
3. Nếu ăn hay chế biến không kịp các loại rau củ quả, bạn có thể sơ chế chúng và bảo quản trong ngăn đông. Một vài gợi ý cho bạn là rửa sạch và đặt các loại gia vị vào các khay đá, phết một lớp nước cốt chanh lên bơ đặt trong ngăn đá để chúng không bị thâm hoặc đông lạnh nước sốt hoặc nước gần hết hạn sử dụng trong khay đá viên và rã đông lượng nước dùng hoàn hảo mà bạn cần trong tối đa một năm…
4. Cuối cùng, hãy cân nhắc việc tự trồng rau quả, bắt đầu với những loại rau dễ trồng nhất nếu bạn là người mới bắt đầu.
Một vườn rau nhỏ vừa giúp bạn có rau sạch vừa tiết kiệm chi tiêu. |
5. Với giá nhiên liệu tăng cao trong năm nay, bây giờ là lúc để kiểm tra khả năng “đông ấm hè mát” của ngôi nhà và cải tạo chúng. Ví như bạn cần tăng cường rèm ở cửa sổ, cửa chính để ngôi nhà được “cách nhiệt” với không gian ngoài trời, nhằm giảm công năng tiêu thụ của máy điều hòa.
6. Tiết kiệm năng lượng ở nhà không chỉ là tắt đèn khi bạn rời khỏi phòng. Cân nhắc kỹ hơn về những thiết bị bạn chọn và cách bạn sử dụng chúng có thể giúp cắt giảm chi phí năng lượng như rút phích cắm những thiết bị không sử dụng, giảm dung tích của lò nướng, tắm với nhiệt độ nước phù hợp…
Dù không hoạt động, các thiết bị của bạn cũng tiêu tốn một lượng điện nhất định. |
7. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năng lượng mặt trời là dạng năng lượng rẻ nhất trong lịch sử. Tin vui tiếp theo là hiện các tấm pin mặt trời giá ngày càng giảm cũng như có nhiều phương án tài chính để bạn chọn lựa.
8. Thực vật, cỏ và các thảm thực vật khá tốn kém để duy trì, chưa kể đến việc tiêu hao tài nguyên môi trường. Để tiết giảm chi phí này, bạn có thể ưu tiên trồng các cây lâu năm, trải đá để hạn chế cỏ cũng như chi phí phát cỏ.
Nấm, thấm, dột… đều có dấu hiệu báo trước và bạn cần khắc phục ngay lập tức để tránh lan rộng. |
9. Các vấn đề của ngôi nhà như nấm mốc, ẩm, thấm… đều bắt đầu từ những mảng rất nhỏ và bạn cần để ý để lập tức khắc phục, hạn chế tình trạng này phát triển rộng, dẫn đến tốn thời gian, chi phí để sữa chữa.
10. Việc ưu tiên nội thất cổ điển sẽ giúp hạn chế chi phí phát sinh cho nội thất theo mùa hay theo xu hướng. Emily McGarvey – Giám đốc phụ trách bền vững của Room & Board cho biết: “Trang trí với sự trường tồn có nghĩa là tìm kiếm cả thiết kế theo xu hướng và tay nghề chất lượng được thiết kế để tồn tại lâu dài”.
Nội thất cổ điển giúp giảm tối đa chi phí thay đổi theo xu hướng. |
11. Mua tại cửa hàng gần nhà để đảm bảo tiền vận chuyển hàng cũng như công tác bảo trì, bảo dưỡng cho sản phẩm nội thất hay thiết bị điện.
12. Hủy các đăng ký không sử dụng như hệ thống tin nhắn của ngân hàng, các nền tảng phát trực tuyến. Carter Seuthe – Giám đốc điều hành Credit Summit cho biết: “Nếu bạn có tư cách thành viên phòng tập thể dục nhưng hiếm khi đi, hãy chuyển sang gói rẻ hơn hoặc hủy hoàn toàn. Bạn nên đặt mục tiêu chỉ trả tiền cho những dịch vụ mà bạn thực sự sử dụng”.
Nội thất hay vật dụng cụ là phương án thân thiện với môi trường và với túi tiền của bạn. |
13. McKennon gợi ý cách thiết kế/ trang trí ít tiền hơn là hãy đến cửa hàng đồ nội thất cũ. “Đồ nội thất cũ bền vững hơn cho hành tinh và ví tiền của bạn”, ông nhận định.
14. Quy tắc 30 ngày: Trước khi quyết định trả tiền cho bất kỳ món đồ gì, bạn có thể để bản thân chờ 30 ngày, đến ngày thứ 31, bạn vẫn muốn mua hay vẫn thấy nó cần thiết thì không cần chần chừ nữa.
15. Quy tắc ngân sách 50:30:20 được Thuợng nghị sĩ Elizabeth Warren phổ biến trong cuốn sách của bà về việc phân chia thu nhập sao cho 50% được chi tiêu cho những gì bạn cần, 30% cho những gì bạn muốn và 20% dùng để tiết kiệm hay trả nợ.
An Huỳnh
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/15-cach-de-cat-giam-hoa-don-thoi-lam-phat-a1473359.html” name=””]