Nổi tiếng nhất làng cá nướng ở quận Tân Phú (TP HCM) là lò cá Cúc Bụi với 3 gian cá lóc nướng nằm ngoài mặt tiền đường Tân Kỳ Tân Quý tiêu thụ hơn 5 tấn cá lóc mỗi năm.
Được hình thành gắn liền với lịch sử khai mở trong điều kiện thiên nhiên sinh thái Tây Nam Bộ, cá lóc nướng trui trở thành đặc sản nơi này và gần như xuất hiện nhiều lễ cúng kiến dâng thần. Cúng cá lóc nướng trui như trong quan niệm hào sảng của người miền Tây là dâng lên ân trên những sản vật tinh tuý nhất từ đất, trời của địa phương. Nhiều năm trở lại đây, khi cá lóc trở thành món ăn phổ biến, tiện lợi thì lại càng được nhiều gia đình ưa chuộng, không chỉ riêng người miền Tây.
Trải dài hơn 10km đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú, TP.HCM) có đến hơn 20 hộ bán cá lóc nướng, chính vì vậy mà mỗi dịp lễ Tết, người dân trên địa bàn thành phố thường tìm đến đây để mua cá lóc nướng, đông nhất là dịp vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng).
Lò cá lóc nướng lớn nhất Tân Phú, TPHCM “đỏ lửa” xuyên đêm nướng cá lóc phục vụ ngày vía Thần Tài.
Huy động hơn 30 nhân công thức xuyên đêm nướng hơn 5 tấn cá lóc
“Truyền thống làm cá này khoảng 17 năm rồi, vợ chồng tôi nghĩ ra, từ khi H5N1 chuyển qua nghề này. Từ đó đến bây giờ mỗi người mua và ăn nhiều”, ông Lê Văn Thọ (chủ cơ sở cá lóc nướng Cúc Bụi) nói với chúng tôi. Ông Thọ là chủ lò cá lóc nướng Cúc Bụi – lò cá nướng nổi tiếng lâu đời nhất trên đường Tân Kỳ Tân Quý.
Để phục vụ ngày vía Thần Tài năm nay, lò cá của ông Thọ tiêu thụ 5 tấn cá lóc, huy động hơn 30 nhân công làm việc xuyên đêm.
Cá lóc được làm sạch và ướp muối, xiên mía trước khi nướng.
“Riêng chuẩn bị cho ngày Thần Tài không thôi là hết 5 tấn, năm nay làm nhiều hơn năm trước khoảng 1000 con, chúng tôi nướng từ trưa đến 8 giờ tối nay đã được khoảng 3000 con. Từ trước Tết đến hôm nay tôi bán xuyên suốt. Nhân công khoảng 30 người làm, có con cháu tôi ngoài quê Vũng Tàu ra phụ, mọi người ở trong này chia nhau mỗi người một công việc, chia sẻ cùng nhau”, ông Thọ hào hứng nói.
Để có một mùa cá lóc nướng bội thu kéo dài xuyên suốt từ ngày 23 Âm lịch năm Nhâm Dần đến ngày mùng 10 Tết năm Quý Mão, lò cá nướng của ông Thọ phải chuẩn bị khoảng 1 tháng trước đó. Từ giai đoạn đặt mua cá, huy động người làm và phân chia các công việc sao cho vào guồng.
Được biết, mỗi phần cá nướng sẽ đi kèm theo rau sống, bún và nước chấm, giá dao động từ 180.000 đồng – 250.000 đồng/phần tuỳ theo kích cỡ cá.
Sau công đoạn làm sạch, người thợ sẽ xỏ một khúc mía từ miệng cá vào bụng cá và mang đi ướp muối, cá được nướng trên 5 lò than luôn đỏ lửa, mỗi lò sẽ do một người phụ trách, cho ra từ 10 – 15 con mỗi 30 – 45 phút.
“Riêng chuẩn bị cho ngày vía Thần Tài đã mất hết 10 ngày làm xuyên suốt, vừa bán vừa làm. Mỗi người mỗi công đoạn, người thị đập cá người làm rau, người cắt hành, người làm nước chấm, người nướng. Công đoạn nướng cá là công đoạn mất nhiều thời gian nhất tiếp đó là công đoạn làm nước chấm, nước chấm phải chuẩn bị trước 4 – 5 ngày. Đêm nay thức tròn đêm, 5 tấn cá này bán đến khoảng 3 giờ chiều mai là hết rồi, sức mua nhanh ghê gớm. Đợt trước làm tới sáng đến sáng mai là hết”.
Sau khi cá tươi được mang từ vựa cá về, công việc nặng như rộng cá, làm cá, ướp muối, xỏ mía sẽ do những nhân công nam đảm nhiệm. Còn việc phân bún ra từng bịch ni lông nhỏ, rửa rau, pha nước chấm, cắt hành, rang đậu sẽ do những nhân công nữ phụ trách.
Nướng cá chính là công đoạn mất nhiều thời gian nhất. Sau công đoạn làm sạch, người thợ sẽ xỏ một khúc mía từ miệng cá vào bụng cá và mang đi ướp muối, cá được nướng trên 5 lò than luôn đỏ lửa, mỗi lò sẽ do một người phụ trách, cho ra từ 10 – 15 con mỗi 30 – 45 phút.
Lò cá lóc nướng lớn nhất TPHCM đỏ lửa xuyên đêm phục vụ ngày vía Thần Tài
Người mua đông “ghê gớm”, có người sẵn sàng đợi 2 – 3 tiếng
Nói về sức mua năm trước, ông Thọ chỉ có thể miêu tả bằng cụm từ “đông ghê gớm”, cũng theo ông chủ này nhiều năm trở lại đây người dân Sài Gòn có xu hướng ưa chuộng món cá lóc nướng, chính vì vậy mà các hàng cá lóc nướng vào ngày này nhân công làm việc đều không ngớt tay.
Hơn 5 tấn cá nướng đã sẵn sàng cho ngày vía Thần Tài ngày mai.
“Họ mua cá họ khổ luôn, nhiều người đứng 2 – 3 tiếng đồng hồ mà vẫn không mua được cá. Đơn đặt hàng nhiều lắm mà không dám nhận, vì sợ quên người ta la, ngày đó làm không kịp ăn chỉ kịp uống nước thôi, ai đến mua thì bán cho người ta”, ông Thọ chia sẻ.
Cũng theo ông Thọ, kể từ ngày món “cá lóc nướng” được ưa chuộng nhiều người dân trên địa bàn quận Tân Phú và người dân khắp nơi nói chung có công ăn việc làm. Cứ bán cá nướng qua một mùa lễ Tết, tiền thu về đã bằng mấy tháng làm công.
“Mọi người cùng nhau hưởng lộc của trời. Ai biết nướng cá cũng có thể ra nướng. Ở Sài Gòn bây giờ họ làm cá nướng nhiều”.
Lò cá nướng ngay lúc này nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/lo-ca-loc-nuong-lon-nhat-tphcm-do-lua-xuyen-dem-chuan-bi-cho-ngay-via-than-tai-20230131092956787.chn” name=””]