Hóa ra hai gia vị chúng ta thường cho vào luộc tôm lại khiến tôm kém ngon mà không hề hay biết.
Tôm là một trong những thực phẩm thường gặp trong các bữa ăn hàng ngày! Thịt tôm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là giàu vitamin, canxi, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng khác nhau. Điều cốt yếu là thịt tôm rất ngon, bổ, dễ tiêu hóa và hấp thu. Tuy nhiên, có nhiều người hỏi tại sao luộc tôm tại nhà không được ngon ngọt, thơm như ngoài hàng. Không chỉ vậy, thịt tôm còn khô bở và có mùi tanh nồng.
Đầu bếp chia sẻ, thực tế, khi luộc tôm, nguyên nhân khiến thịt tôm khô và có mùi tanh tương đối nặng là do quá trình nấu sai cách! Ví dụ, nhiều người quen dùng gừng khi luộc tôm, hay cho ít dấm vào vì nghĩ rằng cách làm này có thể khử được mùi tanh nhưng hóa ra cách làm này chưa chuẩn, vì những gia vị này không những không khử được mùi tanh mà còn làm cho mùi khó chịu hơn.
Đầu bếp lý giải, gừng thực sự có vai trò khử mùi tanh của một số thực phẩm trong nấu ăn. Thứ hai, khi nấu một số thức ăn lạnh, gừng có thể làm giảm tính lạnh của thức ăn! Nhưng khi nấu tôm, vì gừng có chứa chất gingerol, chất này có vị rất kỵ. Nhiều bạn nấu tôm với gừng, tuy bớt mùi tanh nhưng cũng làm giảm vị ngọt, tươi của chính con tôm! Tôm sẽ toàn có mùi gừng, vì vậy, không nên cho gừng vào luộc tôm nhé.
Bên cạnh đó giấm cũng có tác dụng khử mùi tanh của một số loại thịt cá, cải thiện độ tươi của món ăn, giúp thực phẩm mềm hơn, nhanh chín. Tuy nhiên, làm món tôm luộc thì không thích hợp cho thêm giấm. Mặc dù thêm giấm khi luộc tôm có thể làm cho thịt tôm mềm hơn nhưng cũng sẽ làm cho vị của tôm chua hơn, do đó không nên dùng giấm khi luộc tôm.
Từ đó đầu bếp mách cách luộc tôm đúng chuẩn như sau:
Thật ra, muốn món tôm luộc ngon, ngọt và thịt tôm mềm sau khi chín thì chỉ cần hai nguyên liệu: Một là muối và một là hành lá!
Hành lá nhặt và rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm hai thìa muối, thêm một lượng nước thích hợp. Cuối cùng cho tôm vào, đun sôi trên lửa lớn.
Nên lấy chỉ đen và rửa sạch tôm trước luộc. Sau khi nước sôi khoảng 2 phút, tôm chuyển sang màu hồng đỏ, co lại là tôm đã chín. Lúc này vớt ra ngay để thưởng thức.
Đầu bếp giải thích thêm, khi luộc tôm nên cho hành lá vào vì hành lá cũng có tác dụng khử mùi tanh của tôm tuy nhiên vị của hành lá sẽ không lấn át và không ảnh hưởng đến vị ngon của tôm! Còn cho thêm muối vào là để tăng độ ngọt cho tôm! Tôm nấu theo cách này không những không còn mùi tanh mà thịt mềm dai, vị ngọt đậm đà rất ngon!
Có một trường hợp có thể xảy ra là sau khi luộc tôm, bạn ăn không hết thì đừng vứt bỏ hoặc cho ngay vào ngăn mát nhé. Đầu bếp mách rằng, cho tôm và nước luộc tôm vào hộp bảo quản tươi, sau đó cho vào ngăn đá. Để được cả tuần. Khi nào ăn thì mang cả tôm có lẫn nước ra rã đông tự nhiên rồi cho vào luộc lại, cách này sẽ không làm mất vị ngọt của tôm nhé.
Chúc các bạn thành công!
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/luoc-tom-dung-cho-gung-va-giam-lam-dieu-nay-nhu-dau-bep-tom-ngon-ngot-lai-thom-d304391.html” alt_src=”” name=””]