Ngoài bôi kem chống nắng, còn có 2 biện pháp khác cần làm để bảo vệ da trong những ngày nắng nóng được BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo khuyến cáo.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 18-20/7 sắp tới chỉ số tia cực tím (UV) trong ngày ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc sẽ duy trì ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao. Bên cạnh đó, các thành phố từ Huế đến Hội An, từ Nha Trang đến Cà Mau sẽ duy trì ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.
Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời là nguyên nhân gây phá hủy tế bào da, gây tăng sắc tố, nếp nhăn, khô da hoặc nặng hơn là ung thư da.
Ngoài bôi kem chống nắng, còn có 2 biện pháp khác cần làm để bảo vệ da trong những ngày nắng nóng được BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo (giám đốc chuyên môn hệ thống phòng khám da liễu thẩm mỹ Pensilia ) khuyến cáo.
Hỏi: Thưa bác sĩ, theo định nghĩa chuyên khoa da liễu thì tia UV là gì? UV có phải là nguyên nhân chính gây lão hóa da, đen da trong mùa hè không?
BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo: Tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Trong tia tử ngoại có 3 loại UV đó là: UVA, UVB, UVC.
Trong 3 loại UV, UVC là chùm tia thường bị tầng ozon cản lại. Tuy nhiên, hiện nay 1 số nơi tầng ozon bị thủng, khiến UVC có thể xuyên qua khỏi tầng ozon và chiếu xuống mặt đất. UVC là tia gây hại nhất, có nguy cơ gây ung thư da mạnh nhất.
Bên cạnh đó, UVA có khả năng gây lão hóa da, gây tổn thương collagen, sạm da, rám nắng. Còn UVB gây bỏng rát, cháy nắng.
Nguyên nhân gây lão hóa da không chỉ do UV mà còn do 1 phổ ánh sáng nữa tên là “ánh sáng nhìn thấy được”, ví dụ như ánh sáng xanh, gây đen da, sạm da.
Hỏi: Khi ra đường, phái đẹp thường được khuyến khích bôi kem chống nắng để giảm tác hại của tia UV, liệu kem chống nắng có tác dụng cản tia UV không, và có thể cản được bao nhiêu %?
BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo: Cho đến nay, không có một hãng kem chống nắng nào có thể khẳng định mình chống được 100% UV, mà đa số chỉ có thể chống được 93-95%.
Người ta nghiên cứu thấy rằng, khi chúng ta dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) càng cao thì khả năng bảo vệ da càng tốt. Thường thì SPF 30-50% sẽ có độ chống nắng khoảng 92-95%.
Còn tùy theo môi trường chúng ta đang ở có thể sử dụng SPF nào cho phù hợp. Ví dụ: Môi trường nước dùng SPF từ 90 để có khả năng bám dính tốt hơn. Môi trường cần di chuyển nhiều ngoài nắng cần sử dụng SPF từ 50 để tránh tình trạng da bị mất nước do tiết mồ hôi nhiều. Nếu không chọn SPF phù hợp với từng môi trường sinh hoạt thì SPF quá cao sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, còn SPF quá thấp sẽ làm giảm khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng.
Hỏi: Trong những ngày chỉ số UV lên mức cao, chúng ta nên bôi kem chống nắng như thế nào thưa BS?
BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo: Còn tùy vào kem chống nắng có SPF bao nhiêu thì sẽ có thời lượng hiệu quả khác nhau. Người ta ước tính rằng, sử dụng chỉ số SPF x 10 sẽ ra số phút mà kem chống nắng đó có thể chống được tia UV.
Tuy nhiên, khi sử dụng SPF 90 trở lên, thời gian sử dụng kem chống nắng trên da không nên lâu hơn 3-5 tiếng. Sau thời gian này, da mặt đã tiết nhờn rất nhiều, đồng thời vi khuẩn và bụi bẩn đã bám đầy trên da. Nên rửa lại mặt rồi mới bôi lớp chống nắng khác, vừa đạt được hiệu quả chống nắng vừa không hại da.
Trước khi ra đường 30 phút, bạn nên bôi kem chống nắng. Lượng kem chống nắng bằng 1 đốt ngón tay là đủ để bôi được toàn bộ khuôn mặt. Cần nhớ bôi kem chống nắng ở vùng mắt, cổ, tai…
Hỏi: Trong những ngày tia UV ở mức gây hại, ngoài bôi kem chống nắng chị em phụ nữ có thể thực hiện những biện pháp nào khác để bảo vệ làn da?
BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo: Uống đủ nước và che nắng đầy đủ là 2 việc cần làm sau khi bôi kem chống nắng.
Bạn nên uống đủ nước vào những ngày này để da khỏe hơn, tránh tình trạng da khô gây sạm da, mỉn màu, kém căng mịn. Ngoài ra, chị em cũng nên giữ ẩm cho da bằng cách ăn những thực phẩm nhiều vitamin E, vitamin A như dầu cá, dầu các loại hạt, quả bơ, chuối, cam, chanh, bưởi…
Bạn cũng nên nhớ che nắng kỹ khi ra ngoài đường. Nên chọn loại khẩu trang chống nắng có thể chống được tia UV. Khẩu trang chống nắng chống tia UV sẽ được dệt bằng chất liệu chống UV; hoặc là dạng sợi vải đan xen dích dắc qua nhiều lớp, đan khít một cách đặc biệt để cản được tia tốt nhất. Đồng thời nhớ mang theo mũ và kính râm mỗi khi ra ngoài nắng.
Hỏi: Với những trường hợp đã bị cháy nắng, nám sạm, lão hóa da do tác động của ánh nắng mặt trời, phương pháp thẩm mỹ nào là lý tưởng nhất?
BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo: Đối với những trường hợp nám sạm, lão hóa da thì sẽ có 3 cách giải quyết:
– Nám sạm có vấn đề của sắc tố, không có vấn đề mạch máu thì có thể dùng laser pico, laser Q-Switched Nd Yag để xử lý.
– Những vết nám, sắc tố có tăng sinh ở mô mạch máu, có melamin sẽ áp dụng những dạng laser chuyên dụng để điều trị triệt để.
– Lão hóa da thì áp dụng những dạng công nghệ như tiêm, bổ sung thành phần HA, FR để hỗ trợ tăng sinh collagen.
Hỏi: Xin BS Thảo cho lời khuyên để chị em có thể giữ gìn được làn da đẹp trong những ngày UV mạnh!
BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo: Muốn có làn da đẹp thì chị em cần uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, đi nắng che chắn kỹ, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh.
Tránh đi ra đường trong khung giờ 9-15h vì đó là khung giờ mà tia UV mạnh nhất.
Nếu như bạn có tình trạng lỗ chân lông to, da dễ nhờn mụn thì cần hạn chế bôi kem chống nắng, nếu có thể thì không nên ra ngoài trong những ngày chỉ số tia UV mạnh.
Bên cạnh đó khi ở trong nhà, chị em cũng cần tránh ngồi gần những vị trí nhiều nắng, có ánh sáng tự nhiên như cửa sổ, cửa kính…
Cảm ơn BS Nguyễn Phương Thảo đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/2-viec-quan-trong-can-lam-sau-khi-boi-kem-chong-nang-de-chong-lai-tia-uv-cuu-collagen-20220718131644804.chn” name=””]