Rụng tóc ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ trẻ độ tuổi sau 30 ở các thành phố lớn. Biết được nguyên nhân để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp là cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều.
1. Các nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm sinh lý và bệnh lý. Trong đó tình trạng rụng tóc do sinh lý không quá đáng ngại, tóc rụng đi để thay tóc mới khỏe mạnh hơn.
Ngược lại, đối với tình trạng rụng tóc do bệnh lý có thể bao gồm các nguyên nhân như mất cân bằng nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng… khiến tóc rụng nhiều và ảnh hưởng đến độ dày của mái tóc.
Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc nhiều:
1.1 Mất cân bằng hormone ở nữ
Mất cân bằng nội tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc nhiều ở nữ giới. Sự thay đổi hormone này có thể do mang thai, bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
Ngoài ra, người mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng thường xuyên trải qua các dấu hiệu, triệu chứng do mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm cả rụng tóc.
Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể được cải thiện sau khi được điều trị thích hợp.
1.2 Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)
Rụng tóc từng mảng là tình trạng tóc bị rụng theo từng mảng nhỏ khiến người bệnh khó nhận ra. Chứng rụng tóc này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc khiến tóc bị rụng.
Rụng tóc gây nhiều lo lắng cho phụ nữ
1.3 Căng thẳng và stress
Stress, căng thẳng quá mức từ công việc, gia đình và cuộc sống có thể khiến tóc rụng nhiều.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Sau khi bạn vượt qua được những vấn đề khiến mình lo lắng, căng thẳng thì quá trình rụng tóc sẽ ngừng lại và tóc sẽ phát triển bình thường trong vòng 6 – 9 tháng.
1.4 Kiểu tóc
Kiểu tóc cũng ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của mái tóc. Nếu bạn thường xuyên buộc tóc đuôi ngựa, tết tóc hoặc buộc tóc quá chặt cũng khiến tóc dễ gãy rụng do lực kéo. Nếu nang tóc bị tổn thương, tình trạng rụng có thể kéo dài vĩnh viễn.
1.5 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc và chất bổ sung như thuốc huyết áp, thuốc chữa bệnh gout, vitamin A liều cao… có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều thì nên phản hồi lại với bác sĩ kê đơn để có những điều chỉnh thích hợp.
Lưu ý không nên vì tóc rụng rồi tùy tiện bỏ dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, gây ảnh hưởng đến việc trị bệnh.
1.6 Cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết cho tóc
Những chất như protein, biotin, sắt và kẽm rất quan trọng giúp tóc chắc khỏe mà nếu thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, tóc yếu… Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ những chất trên, tóc sẽ mọc trở lại.
Cơ thể thiếu hụt dưỡng chất có thể gây rụng tóc nhiều
2. Cách khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều
Biết được nguyên nhân là một trong những bước quan trọng để khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều. Thông thường, trong những trường hợp rụng tóc do căng thẳng, thiếu chất hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ không cần quá lo lắng hay điều trị bằng thuốc.
Thay vào đó, bạn nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn để tạo điều kiện giúp tóc mọc trở lại. Đồng thời, bạn có thể thử một số mẹo sau đây để cải thiện ngoại hình và đối phó với chứng rụng tóc hiệu quả:
Massage da đầu trong khi gội đầu để kích thích lưu lượng máu truyền đến da đầu và các nang tóc.
Lựa chọn các loại dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc yếu hay gãy rụng.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/6-nguyen-nhan-gay-rung-toc-va-cach-khac-phuc-20220801100427042.chn” name=””]