Ngoài 70, ông bà vẫn xưng hô với nhau bằng những tiếng “anh – em” ngọt ngào. Họ như 2 người bạn tâm giao, hòa hợp trong mọi ý định, sở thích.
Ngôi nhà đơn sơ của ông bà nằm đầu một con hẻm nhỏ khó tìm, nhưng chỉ cần đến khu vực nhà thờ Lái Thiêu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) hỏi nhà bà Y – ông Lợi, mọi người đều biết đó là “ông bà châm cứu đông y, chữa bệnh miễn phí”.
Bà Nguyễn Thị Y xuất thân là nữ điều dưỡng, nữ hộ sinh nhiều năm công tác tại Bệnh viện đa khoa TP Thuận An, Bình Dương. Năm 1995, bà xin nghỉ làm tại bệnh viện rồi theo học để sau này trở thành hội viên Hội Đông y Việt Nam.
Năm 2004, bà mở phòng khám châm cứu từ thiện tại nhà để giúp đỡ bà con nghèo. Chung chí hướng với vợ, chồng bà – ông Phan Thành Lợi cũng theo học ngành đông y. Tiếng lành đồn xa, căn nhà chừng 40m2 cũng là phòng khám từ thiện của vợ chồng bà với 4 chiếc giường y tế mỗi ngày đón trên 10 lượt khách. Ngày cao điểm, khoảng 20 người tới thăm khám và chữa trị những bệnh thông thường. Đa phần họ là công nhân, người bán vé số, lao công, tạp vụ…
Tôi đến phòng khám của ông bà vào một buổi sáng, ông bà đang tất bật chăm sóc bệnh. Chị Trần Thị Thu (64 tuổi) làm công việc buôn bán tự do chia sẻ: “Hơn 10 năm rồi, cứ thấy trong người không được khỏe tôi lại ghé nhờ cô Y khám và xoa bóp, châm cứu, thành bệnh nhân thân thiết lúc nào không hay. Cô chú không lấy tiền. Nhưng biết cô chú làm từ thiện nhiều năm nay, nên tôi thỉnh thoảng vẫn góp chút đỉnh để phụ cô chú mua thuốc giúp lại người khác”.
Chị Diệu Linh (56 tuổi) có nghề hát bóng rỗi (hát lễ cúng đình) nhưng thu nhập bấp bênh. Chị là bệnh nhân quen thuộc hơn chục năm nay của phòng khám từ thiện cô Y. Chị Linh cho biết: “Có giai đoạn chân của tôi đau nhức đến nỗi không đi nổi. Nếu không có phòng khám từ thiện của cô chú, chắc tôi phải nằm liệt vì không đủ tiền đi bệnh viện chạy chữa”.
Ông Phan Thành Lợi và bà Nguyễn Thị Y quen biết rồi kết hôn với nhau năm 1985. Từ nhỏ, bà Y đã ăn chay trường. Sau khi lấy vợ, ông Lợi cũng ăn chay trường cùng vợ cho đến nay. Ông bà có người con trai nay đã trưởng thành và có gia đình riêng.
Ông Lợi cho biết, ông bà gặp nhau là một duyên lành bởi cả hai cùng quan điểm sống: hướng thiện, giúp đỡ mọi người. Ngoài khám bệnh cho bệnh nhân, mỗi tối ông bà đều cùng nhau đọc kinh Phật và hài lòng với cuộc sống giản dị. Ông cười: “Tôi là người chăm sóc vợ nhiều hơn, vì thể trạng và sức khỏe của tôi tốt hơn bà ấy. Tôi là người chủ cái bếp. Vợ khen tôi nấu cơm chay ngon hơn bà ấy”.
![]() |
Khi rảnh rỗi, ông bà cùng lật cuốn album xem và nhớ lại những chương trình hoạt động từ thiện |
Tối, sau những giờ làm việc, ông bà thường ngồi lại tâm tình, xem lại hình ảnh trong hành trình đi đây đó giúp người. Bà ít nói, ông cũng ít nói. Căn nhà nhỏ bình yên giữa dòng đời có nhiều biến động. Tôi tò mò về kinh phí hoạt động của phòng khám, bà nhẹ nhàng: “Vợ chồng tôi có lương hưu, ăn chay nên cũng đủ sống. Chúng tôi giúp người chủ yếu bằng công sức, như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp… Ai truyền nước, thì chỉ trả tiền chai nước”.
Đến nay đã ngoài 70, ông bà vẫn luôn xưng hô với nhau bằng những tiếng “anh – em” ngọt ngào. Tôi cảm nhận họ như 2 người bạn tâm giao, hòa hợp trong mọi ý định, sở thích. Ông bà cũng luôn bên nhau trong các hoạt động thiện nguyện của nhiều tổ chức để khám chữa bệnh cho bà con nghèo vùng sâu vùng xa.
Từ năm 2008 đến nay, ông bà duy trì đều đặn việc tặng 150 ổ bánh mì vào các ngày 15 và 30 mỗi tháng cho người lao động nghèo. Đôi vợ chồng được các cơ quan đoàn thể tặng nhiều bằng khen cảm ơn và được bà con lối xóm xa gần mến mộ.
Ly Na
Chia sẻ bài viết: |
Chia sẻ |
Từ khóa
vợ chồng giàlàm từ thiệngiúp người nghèo
*Email (không hiển thị trên trang):
*Họ tên (hiển thị trên trang):
Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới.
Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.
*Email (không hiển thị trên trang):
*Họ tên (hiển thị trên trang):
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem nhiều
Chưa khi nào tôi quý tết như thế!
“Đang ngon trớn tự dưng hết tết!”
Giáo sư Trương Nguyện Thành: “Ai mà chẳng có lúc muốn rời nhà”
Mùng 3 liệu đã hết tết?
Mạng xã hội và câu chuyện gia đình thời đại số
Con muốn đi chơi tết với bạn trai
Tiễn xuân bằng một nụ cười
Vườn rau và hoa đầy sắc màu của cụ ông tuổi 80
Chào tết, chào quê mẹ, năm sau con về
Con “thực hành” theo phim X
news_is_not_ads=
Câu chuyện tình yêu
Bên nhau để giúp người nghèo
- Trẻ hay cãi nhau, già thành đôi tri kỷ
- 44 năm tình đồng chí,nghĩa tào khang
- Chuyện tình gây “bão mạng” của cặp vợ chồng “tí hon” ở Nghệ An
Chuyện nhà
Mùng 3 liệu đã hết tết?
Chưa khi nào tôi quý tết như thế!
Vườn rau và hoa đầy sắc màu của cụ ông tuổi 80
“Thiên đường” nào có bức tường ngăn!
Cha mẹ và con
Con “thực hành” theo phim X
Đề cương môn “nghệ thuật chinh phục”
Con muốn đi chơi tết với bạn trai
Giáo sư Trương Nguyện Thành: “Ai mà chẳng có lúc muốn rời nhà”
30 phút chất lượng cho con: Về quê – cuộc huấn luyện “cồng kềnh” mà chất lượng
Tình và lý
Phong cách sống
Một gia đình miền Tây giữ nếp ăn tết truyền thống qua 9 đời
Bà lão U100 lần thứ 22 đi xuyên Việt
Ngôi nhà của chúng ta
Bên trong vóc dáng trời cho đẹp
Cái ghim to nhất là “muốn mọi thứ theo ý mình”
Ngót trăm tuổi vẫn thể dục mỗi ngày
TIN NỔI BẬT
Con “thực hành” theo phim X
Chào tết, chào quê mẹ, năm sau con về
Chưa khi nào tôi quý tết như thế!
Tiễn xuân bằng một nụ cười
Con muốn đi chơi tết với bạn trai
Vườn rau và hoa đầy sắc màu của…
TIN MỚI
“Đang ngon trớn tự dưng hết tết!”
25-01-2023 18:52
“Đang ăn tết ngon trớn, tự dưng hết tết, kỳ cục gì đâu”. Có vẻ như thiên hạ ai cũng đang bực vì cái sự hết tết.
Mạng xã hội và câu chuyện gia đình thời đại số
25-01-2023 11:44
Khi mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, chúng ta phải nhìn nhận mặt tích cực cũng như chuẩn bị cho những tác động tiêu cực đối với gia đình.
Giáo sư Trương Nguyện Thành: “Ai mà chẳng có lúc muốn rời nhà”
25-01-2023 05:59
Giáo sư Trương Nguyện Thành nói, ông có vài nguyên tắc trong hành trình lớn lên cùng con. Một là tập trung vào sự kiện chứ không tập trung vào cá nhân.
Mùng 3 liệu đã hết tết?
24-01-2023 21:55
Trưởng thành rồi, nhiều người cứ nói qua ba mùng là hết tết. Nhưng với trẻ con, người già thì tết râm ran lâu lắm.
Bà lão U100 lần thứ 22 đi xuyên Việt
24-01-2023 16:29
Với bà Xuân Phượng, cái tuổi chỉ là… con số. Sinh năm 1929, nhưng “cái tuổi” của bà không có nếp nhăn hay nhuốm bạc như da như tóc.
Biệt đội nữ rà phá bom mìn – Những người “khâu vết thương” cho quê hương
24-01-2023 15:30
– 30 giây chuẩn bị nổ bắt đầu! - 3… 2… 1… nổ! Tiếng “đùng” vang lên chát chúa, âm thanh ép thẳng vào lồng ngực tôi. Đằng xa, cột khói đen bốc cao.
Ngôi nhà của chúng ta
24-01-2023 06:42
Người Việt xem nhà là biểu tượng cho tổ ấm, cho con người, cho năng lực tài chính, cho sự phát triển thịnh vượng của gia tộc.
Bên trong vóc dáng trời cho đẹp
24-01-2023 06:08
“Mọi khó khăn trở ngại sẽ khơi dậy nội lực tiềm ẩn trong mỗi chúng ta”. Câu nói này có xuất hiện trong bạn khi phải đối đầu một việc nan giải?
Cái ghim to nhất là “muốn mọi thứ theo ý mình”
23-01-2023 14:35
Một năm mới lại đến, hãy mạnh dạn “tháo bỏ” những chiếc ghim buồn bã, tham đắm, giận hờn, si mê bằng một chiếc ghim hạnh phúc, an vui
“Thiên đường” nào có bức tường ngăn!
23-01-2023 13:52
Tết hằng năm, đại gia đình sum họp vào mùng Hai. Ông bà Út cứ ngắm các con cháu và nức nở khen “con cháu nhà ai mà đẹp quá!”.
Đã lỡ hẹn đưa ba đi ngắm hoa xuân
23-01-2023 07:25
Dự định “lúc nào rảnh rỗi thì đưa ba đi xem chợ hoa trên bến dưới thuyền ở bến Bình Đông” đã trở nên lỡ hẹn.
Nhớ mâm ngũ quả cầu dừa đủ xoài sung của má
23-01-2023 06:20
Mấy năm còn khó khăn, má nhặt nhạnh trái cây từ vườn nhà để làm mâm ngũ quả. Có năm, má xin được chùm trái dư, để lên chưng cho xôm tụ.
Ngày tết nhớ cắn hạt dưa
22-01-2023 12:34
Hạt dưa vốn là thức quà đặc biệt, cắn hạt dưa tí tách vui tai, vừa cắn hạt dưa vừa trò chuyện câu chuyện cũng đẩy đưa.
Những khoảnh khắc ấm áp đón chào năm mới
22-01-2023 07:24
Các cặp đôi dành tặng nhau những nụ hôn ấm áp, nhiều gia đình nhỏ tay trong tay chào đón phút giao thừa.
Ngày tết, hướng con cháu về nguồn cội
22-01-2023 07:03
Ngày nay, một số gia đình vẫn dạy con cháu kế thừa và phát huy nếp nhà, giữ gìn truyền thống kính nhớ tổ tiên, đặc biệt là trong những ngày tết.
Hạnh phúc về trên những ngón tay thâm sì
21-01-2023 07:30
Tôi từng tự hỏi những nhọc nhằn bao giờ có điểm dừng. Thế nhưng, hạnh phúc đôi khi lại đến từ những điều vụn vặt mà chúng ta vô tình bỏ quên.
Nhà có má là có mùa xuân
21-01-2023 05:45
Tôi thấy lòng bình yên quá đỗi. Chỉ cần trở về nhà, ở cạnh má, sóng gió ngoài kia thành nhỏ bé.
Tết của má là tất bật mua sắm, tết của tôi là được thấy má cười
20-01-2023 16:30
Tết năm nào má cũng mua vài kí nếp về gói bánh tét. Rồi muối dưa cải, củ kiệu… Nhà đông con, mấy chị em làm một buổi là xong việc.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/ben-nhau-de-giup-nguoi-ngheo-a1481981.html” name=””]