( Yeni ) – Thời tiết chuyển mùa khiến cho nhiều người bị cảm mạo hơn. Khi bị cảm mạo, có rất nhiều cách dân gian được mọi người tin dùng để chữa bệnh đem lại hiệu quả cao, trong đó không thể không kể đến phương pháp cạo gió. Dưới đây là 5 cách cạo gió tại nhà đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
Có rất nhiều những phương pháp chữa bệnh độc đáo của ông cha ta lưu truyền từ lâu đời như nồi xông, bát cháo giải cảm,… thì cạo gió là phương pháp đơn giản và được nhiều người sử dụng nhất. Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có thể đưa ra đánh giá đầy đủ về tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng nó vẫn luôn tồn tại và phát triển vid những hiệu quả cho rất nhiều người sử dụng.
Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát… tác động lên các vị trí khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Mọi người thường khi bị cảm mạo, nhức đầu, đau mình mẩy,… Dưới đây là những cách cạo gió đơn giản tại nhà bạn có thể tham khảo.
1. Cạo gió bằng dầu gió
Một cách đơn giản nhất bạn có thể sủ dụng khi bị Khi cảm mạo đó là sử dụng dầu gió để xoa lên các vị trí như trán, tay chân và lưng ngực. Bạn hãy sử dụng hai tay xoa từ giữa vừng trán sang hai bên đến cổ. Tiếp đến là xoa đến hai bên cánh tay, các đầu ngón tay, vừng ngực bụng và đến mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy, mặt sau cánh tay, lưng và bàn chân. Tại những vừng khác trên cơ thể bạn thực hiện cạo gió từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và đảm bảo thời gian cạo gió mỗi vùng trên cơ thể không quá từ 2-5 phút.
2. Cạo gió bằng đồng bạc
Bạn có thể sủ dụng những dụng cụ bằng bạc, hình trò có phần dìa nhẵn như một đồng xu để thực hiện việc cạo gió. Bởi những vật dụng này có tác dụng rất hiệu quả trong việc phát tán và lưu thông khí huyết. Để thực hiện cạo gió theo các này, bạn hãy dùng khăn mùi xoa bọc miếng bạc hay đồng tiền bạc lại cùng với trứng gà vừa luộc xong để chà xát lên người bệnh từ trên xuống dưới. Với cách này, bạn có thể cạo gió lên tục từ 10 – 20 phút.
3. Cạo gió bằng gừng
Để có thể thổi bay những cơn cảm mạo và giảm bớt những triệu chứng khó chịu, nhức mỏi, ớn lạnh, hoặc giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn khăn mùi xoa bọc củ gừng tươi giã nát và nhúng vào rượu trắng. Sau đó, bạn xoa lên người bệnh từ trên xuống. Chắc chắn những triệu chứng cảm mạo sẽ có thể nhanh chóng thuyên giảm.
4. Cạo gió bằng lá trầu không
Khi bị cảm mạo, bạn hãy nhanh chóng ra vườn nhà hoặc lên chợ mua một ít là traaif không về để cạo gió. Lá trầu không rửa sạch và cho vào cối giã nhỏ, sau đó bạn bọc lá trầu không lại trong mảnh vải rồi xoa lên vùng cần cạo gió.
5. Đốt bồ kết với rượu
Khi bị gió, nhiều người cũng thường sử dụng luôn trái bồ kết cóp sẵn trong bếp. Sau đó bỏ hạt và nướng mấy quả bồ kết với rượu trắng rồi cứ thế đánh gió cũng rất công hiệu.
Một số lưu ý khi cạo gió:
– Vị trí cạo: Hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh, đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
– Kỹ thuật cạo: Bạn nên chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, toàn thân thư giãn. Sát khuẩn dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác, mỗi vùng cạo từ 3 – 5 phút. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.
– Không cạo quá lâu và dùng lực quá mạnh vì sẽ khiến da bị xước hoặc xuất huyết làm đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không nên đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
– Không sử dụng phương pháp này cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ em tuổi còn quá nhỏ.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/bat-mi-5-cach-cao-gio-tai-nha-don-gian-nhung-cuc-ky-huu-hieu.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/bat-mi-5-cach-cao-gio-tai-nha-don-gian-nhung-cuc-ky-huu-hieu-d341432.html” name=”Xe và Thể thao”]