Bạn có biết từ giặt, phơi, đến ủi… trang phục đắt tiền của bạn đều cần được “chăm sóc” tỉ mỉ và chỉn chu.
|
Không giặt thường xuyên: Việc giặt giũ gây ra hư hỏng cơ học cho các sợi vải, làm giảm tuổi thọ của chúng. Mặt khác, giặt khô dẫn đến hư hỏng do hóa chất. Để hạn chế những vấn đề này, bạn có thể giảm tần suất giặt đồ. Lưu ý, quy tắc này không áp dụng với đồ lót, tất, dụng cụ tập luyện hay với những người thường xuyên làm việc ở môi trường nóng hoặc ẩm ướt. Mẹo để hạn chế giặt giũ: Nếu quần áo không dơ hay có vết ố rõ ràng, bạn có thể dùng bình xịt làm sạch vải hoặc treo quần áo trong phòng tắm có hơi nước, sau đó, mang ra phơi ở chỗ thoáng, mát. |
|
Tách riêng quần áo chất liệu mềm và cứng: Hầu hết chúng ta đều biết phải tách quần áo màu trắng, màu trung tính với trang phục có màu đậm để tránh việc bị lem màu mà chưa lưu ý ngoài tách màu sắc, bạn cũng cần tách quần áo có chất liệu khác nhau trước khi cho vào máy. Ví dụ loại bỏ nội y, các loại vải mềm như sa tanh, lụa đề phòng những chiếc móc khóa hay chế độ giặt ma sát mạnh gây nên các hư tổn không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho trang phục có chất liệu mềm hay đồ lót vào túi giặt. |
|
Đọc và hiểu cách giặt từng trang phục: Với mọi trang phục, nhất là trang phục đắt tiền, nhà sản xuất đều có nhãn hướng dẫn giặt ủi được may cùng nhãn của thương hiệu như giặt, tẩy, sấy, ủi, hấp… để tăng tuổi thọ của sản phẩm. Song song với các hướng dẫn này từ nhà sản xuất, một mẹo bạn có thể bỏ túi là luôn giặt và phơi đồ ở mặt trái – điều này giúp giảm thiểu tình trạng phai màu và mài mòn sợi vải cơ học trong mỗi lần giặt, phơi. |
|
Bỏ qua máy sấy: Máy sấy quần áo là một cách làm khô nhanh chóng, tiện lợi cho những người bận rộn song việc tiếp xúc với nhiệt độ cao và ma sát có thể làm hỏng sợi vải, khiến quần áo co lại, ảnh hưởng đến tuổi thọ của quần áo, Vì thế, nếu không cần trang phục gấp, bạn có thể phơi quần áo ở khu vực gần cừa sổ hay tường kính để quần áo được làm khô bằng không khí và mặt trời. |
|
Ủi đúng nhiệt độ: Nếu bạn để ý, cách ủi hay nhiệt độ ủi của trang phục cũng được nhà sản xuất in nhãn và gắn lên sản phẩm. Việc lưu ý đến nhiệt độ ủi cho trang phục giúp bạn tránh được các vấn đề hư hỏng của vải vóc như cháy, co lại… nếu nhiệt độ quá cao. Một mẹo ủi an toàn cho trang phục là bạn có thể dùng bàn ủi hơi nước. |
|
Treo đúng loại móc: Những chiếc móc treo bằng gỗ có đệm hoặc dày như trong khách sạn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trang phục của bạn. Chiều rộng cho phép phân bổ trọng lượng tốt hơn để giảm thiểu tình trạng chảy xệ và những đường nhăn khó coi do mắc áo mỏng để lại. Tuy nhiên, không phải trang phục nào cũng cần một chiếc móc. Ví dụ, một chiếc áo len dệt kim sẽ giữ form dáng tốt nhất nếu bạn xếp lại và đặt ở một góc trong tủ. |
|
Sử dụng băng phiến và gói hút ẩm: Băng phiến có mục đích thiết thực là ngăn côn trùng phá hoại tủ hay quần áo của bạn (gián, mọt). Ngày nay, có những loại băng phiến thơm mà bạn có thể mua để vừa ngăn chặn các loại bọ gây hại vừa ướp hương cho trang phục. Đừng quên đặt vài túi hút ẩm trong tủ quần áo và thay chúng theo định kỳ (1 hay 3 tháng) để giúp ngăn ngừa nấm mốc. |
|
Bảo quản quần áo của bạn đúng cách: Nếu trang phục đắt tiền thường xuyên sử dụng, sau khi dùng xong, bạn cần chú ý treo ở nơi thoáng mát để tái sử dụng trong ngày gần nhất. Nhưng với trang phục theo mùa, sau lần sử dụng cuối cùng của mùa đó, bạn cần tuân thủ quy định giặt của hãng, phơi khô, gấp lại và cất vào túi hút chân không kín. Điều này sẽ giúp tủ quần áo của bạn gọn gàng hơn cũng như tăng tuổi thọ sử dụng của trang phục. |
An Huỳnh (theo HW)
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/ban-da-biet-cach-bao-quan-quan-ao-dat-tien-a1476910.html” name=””]