( Yeni ) – Khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên, có những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Nếu cha mẹ không biết cách nuôi dạy đúng đắn có thể khiển cho tính cách trẻ trở nên “lệch lạc”, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Những điều cha mẹ nên làm
1. Chấp nhận rằng mối quan hệ với con bạn sẽ thay đổi khi chúng bước sang tuổi 13
Trong những năm tháng của tuổi vị thành niên là một bước chuyển tiếp lớn đối với mọi đứa trẻ từ sự phát triển xã hội, thể chất, tình cảm và cả tinh thần. Vì thế mà sở thích, những thứ mà trẻ ghét hay sự lựa chọn cũng sẽ có thể thay đổi, cha mẹ cần hiểu rằng không nên cá nhân hóa mà hãy để trẻ tự khám phá và mối quan hệ với cha mẹ cũng rất ít có thể giống với khi trẻ còn nhỏ nũng nĩu.
2. Lắng nghe
Là cha mẹ, bạn cần ở bên con mình và thiết lập một mối quan hệ lành mạnh với chúng. Cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe trẻ, chú ý đến những lời nói của con và cho trẻ thời gian để thể hiện bản thân một cách rõ ràng và đưa ra sự hỗ trợ bằng những lời khuyên.
3. Tôn trọng cảm xúc của con
Ngay cả khi bạn không hiểu những suy nghĩ của con thì bạn cũng nên dành một thái độ tôn trọng những cảm xúc đó. Cha mẹ nên giúp trẻ xác định được đúng cảm xúc của bản thân, thừa nhận và giúp chúng lựa chọn một cách phản ứng và giải quyết thích hợp.
4. Hãy là một hình mẫu tốt
Con trẻ sẽ luôn tôn trọng bạn nhưng điều điều cần thiết là cha mẹ phải là một hình mẫu lành mạnh cho chúng có thể noi theo. Chẳng hạn, khi gặp một vấn đề, thay vì quát mắng, cha mẹ hãy bảo con bình tĩnh lại và nói với con một cách nhẹ nhàng, ấm áp để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu những lời cha mẹ khuyên bảo.
5. Thiết lập các ranh giới lành mạnh
Việc thiết lập các ranh giới giữa cha mẹ và con cái nhất là việc riêng tư là điều rất cần thiết để có thể duy trì các mối quan hệ một cách rõ ràng và lành mạnh. Cha mẹ nên rõ ràng khi thiết lập ranh giới với trẻ để không xảy ra hiểu lầm và cố gắng thương lượng với chúng để đạt được sự đồng thuận và thảo luận về hậu quả.
Những điều cha mẹ không nên làm
1. Xin đừng đổ lỗi cho con bạn
Thay vì đổ lỗi cho trẻ về bất cứ điều gì chúng đã không thể hoàn thành, cha mẹ hãy cố gắng trao đổi về vấn đề đó với con. Hiểu rõ vấn đề bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để cùng nhau hành động giải quyết vấn đề.
2. Không khuất phục trước xung đột
Xung đột giữa con cái và cha mẹ là điều không thể tránh khỏi, nhưng điều đó phụ thuộc vào cách cha mẹ có thể quản lý xung đột một cách hiệu quả hay không.
3. Đừng quản lý quá mức cuộc sống của trẻ
Đôi khi, sẽ thật tuyệt vời khi để trẻ biết, học hỏi và quản lý một cách độc lập. Hãy cho chúng không gian để có những trải nghiệm mới và để chúng có thể tự học hỏi. Cho phép trẻ dành thời gian cho bản thân để hiểu và xem xét nội tâm mình.
4. Đừng so sánh con bạn với những đứa trẻ khác
Mỗi đứa trẻ đều độc đáo và khác biệt và không cần phải cư xử hay hành động theo cùng một cách. Ngoài ra, việc so sánh con bạn với những đứa trẻ khác sẽ tạo ra cảm giác tự ti và giảm lòng tự trọng. Thay vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích và động viên con bằng cách nêu gương tốt.
5. Đừng ngần ngại thể hiện cảm xúc của bạn với con
Việc cha mẹ luôn sẵn sàng về mặt cảm xúc là điều rất quan trọng, vì vậy hãy thể hiện bản thân tình cảm yêu thương đối với trẻ. Hãy cho chúng biết bạn cảm thấy thế nào và cho trẻ không gian để thể hiện bản thân. Điều này sẽ giúp trẻ quản lý và điều chỉnh cảm xúc của mình hiệu quả.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/5-dieu-nen-va-khong-nen-khi-nuoi-day-con-o-tuoi-vi-thanh-nien.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/5-dieu-nen-va-khong-nen-khi-nuoi-day-con-o-tuoi-vi-thanh-nien-d352812.html” name=”Xe và Thể thao”]