( Yeni ) – Có nhiều trẻ nhỏ vốn thông minh nhưng khi lớn lên dần đánh mất khả năng tập trung, thiếu tự tin trong học tập. Điều này một phần có thể do sai lầm của cha mẹ trong giáo dục.
Đặt yêu cầu học tập quá cao cho con
Nhiều phụ huynh vì không muốn con thua kém bạn bè nên cho con đến các lớp giáo dục sớm từ khi còn rất nhỏ để tham gia các khóa đào tạo, dạy kèo khác nhau. Dù khả năng của con có hạn thì vẫn muốn con đạt thành tích cao.
Vì trẻ còn nhỏ và non nớt, khả năng tiếp nhận kiến thức bên ngoài còn yếu nên rất dễ nản lòng, mất tự tin. Lâu dần trẻ có thể trở nên rụt rè, thụ động và chểnh mảng trong học tập cũng như việc thiết lập các thói quen tốt cho cuộc sống sau này.
Thường la mắng con
Trẻ nhỏ thường hiếu động, hay chạy nhảy. Nhiều phụ huynh có thể vì con nghịch ngợm mà la mắng, thậm chí đánh con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ, tạo tâm lý lo lắng trong quá trình học tập mà còn khiến trẻ cảm thấy bất an.
Nó khiến trẻ không thể chuyên tâm vào việc học, điểm số ngày càng kém đi. Nếu trẻ thường xuyên bị quát mắng, chúng có thể nghĩ bản thân không xứng đáng và nghi ngờ khả năng của mình. Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên bị mắng có thể làm thay đổi cách bộ não phát triển.
Chỉ được học, không được chơi
Nhiều phụ huynh đặt mọi kỳ vọng vào con cái và không bao giờ quên giám sát việc học tập của con. Căng thẳng từ gia đình có thể khiến trẻ chìm vào những suy nghĩ của riêng bản thân mình, khó tập trung vào việc học.
Bên cạnh đó, trẻ học hành căng thẳng nếu cơ thể và tinh thần không được thư giãn, trong đầu luôn căng ra như sợi dây, dần dần có thể dẫn đến trầm cảm. Vậy nên cha mẹ thay vì ép trẻ học tập quá nhiều thì nên giúp trẻ lên kế hoạch cân bằng giữa học, chơi và nghỉ ngơi. Điều này có lợi hơn cho quá trình học tập của con.
Phớt lờ năng khiếu của trẻ
Có nhiều cha mẹ vì muốn con chuyên tâm vào việc học mà phớt lờ năng khiếu, tài năng khác của trẻ như vẽ tranh, múa, hát, đánh đàn,… Đôi khi còn so sánh trẻ với bạn bè cùng tuổi hay với anh chị em.
Khi trẻ không được đánh giá cao, khen ngợi và liên tục bị so sánh như vậy thì trẻ sẽ mất dần sự tự tin. Nó khiến trẻ cảm thấy mình không có năng khiếu, từ đó không xem trọng, khiến tài năng không được phát triển và dần biến mất.
Không cho trẻ được khóc
Khóc là một cách để trẻ giải phóng năng lượng tiêu cực. Có nhiều phụ huynh thấy con khóc thì quát nạt dọa con không được khóc. Khi đó những cảm xúc tiêu cực của trẻ không được giải tỏa, lâu dần sẽ trở nên thu mình, thậm chí tự kỷ.
Để trẻ có một tương lai tốt đẹp hơn, cha mẹ hãy kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của chính mình, điều chỉnh thói quen xấu của trẻ nhiều hơn. Đó là điều kiện cần để trẻ phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/5-kieu-giao-duc-sai-lam-khien-tre-hoc-kem-dot-ngot-cha-me-mac-phai-thi-sua-ngay.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/5-kieu-giao-duc-sai-lam-khien-tre-hoc-kem-dot-ngot-cha-me-mac-phai-thi-sua-ngay-d347476.html” name=”Xe và Thể thao”]