( Yeni ) – Nếu bạn muốn làm sạch không khí trong nhà, tốt cho sức khỏe thì đừng quên trong 1 trong 6 loại cây này nhé!
Cây cọ cảnh
Phần lớn các cây cọ cảnh thường khá lớn được trồng ở ngoài cổng nhà sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, có một số loại cây cọ cảnh có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 0,5-2m. Cây cọ cảnh lớn chậm và thân cây khá nhỏ. Các tán lá cọ cảnh cũng rất rộng và đẹp mắt nên được trồng làm cảnh nhiều.
Cây cọ cảnh có tác dụng hút sạch các loại chất độc bay hơi, chất khí có hại như CO2, benzen và cả các tia phóng xạ từ các thiết bị điện tử đều được cây cọ cảnh thanh lọc một cách hiệu quả. Vì vậy đây là loại cây hàng đầu để trồng trong nhà, đặc biệt là trong các văn phòng làm việc ít cửa sổ.
Ngoài ra, khi bạn trồng cây cọ cảnh trong nhà còn được biết đến nhiều với khả năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng. Trồng cây gần các vị trí cửa sổ, cửa ra vào có thể tránh các loại côn trùng gây hại vào nhà bạn lại có tính thẩm mỹ cao.
Thiết mộc lan
Thiết mộc lan hay còn có tên gọi khác là cây phát tài, phất dụ thơm. Đây là loài thực vật có hoa, với các lá mọc thành hình nơ, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở trung tâm. Khi bạn trồng cây này trong nhà nó có thể hút khí toluen thường có trong sơn, nhựa, keo dán,… dễ gây mất thăng bằng, đau đầu và khí CO2. Khả năng hấp thụ toluen của thiết mộc lan chỉ trong 24 giờ sau khi tiếp xúc.
Cây lô hội
Cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam rất quen thuộc với chị em phụ nữ vì nha đam có tác dụng làm đẹp. Cây có lá màu xanh lục, không cuống, mọc sát nhau, mép dày, có răng cưa thô. Khi bạn trồng cây lô hội trong nhà có tác dụng hút khí Aldehyde formic, Cacbonic, Cacbondioxitm, làm sạch không khí trong nhà. Không chỉ làm cây cảnh, lô hội còn có thể dùng để chế biến các món ăn và làm đẹp cho làn da.
Hoa cúc
Hoa cúc là một trong số ít các loại cây cảnh có hoa đẹp, lại có tác dụng lọc sạch không khí trong nhà. Loại hoa này có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen – hóa chất được dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn,… Bạn hoàn toàn có thể đặt chậu hoa cúc gần cửa sổ vì nó rất cần ánh sáng mặt trời để khoe sắc và phát huy tác dụng hữu ích của nó.
Cây dương xỉ
Cây dương xỉ với màu xanh đẹp mắt, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, dễ thích nghi với nhiều môi trường. Ngoài ra, cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic, ngoài ra còn giúp thư giãn, phát huy tính sáng tạo khi làm việc rất hiệu quả.
Cây mẫu tử
Cây mẫu tử là loài cây phân bố rộng rãi từ châu Phi đến châu Mỹ, du nhập vào Việt Nam và được ưa chuộng bởi hình dáng lạ, thân chồi mập mạp, phiến lá dẹt màu xanh nhạt, bóng và cong xuống. Khi bạn trồng trong nhà nó có khả năng loại bỏ các khí độc như Carbon monoxide, Xylene, Formaldehyde,… thích hợp đặt gần bình gas – nơi có carbon monoxide tích tụ tốt cho sức khỏe con người.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/6-loai-cay-canh-trong-trong-nha-loc-sach-khong-khi-phoi-luon-khoe-manh-search/?id=308086″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]