( Yeni ) – Các loại ký sinh trùng rất khó để nhìn bằng mắt thường. Do đó, khi chế biến những loại rau củ này, bạn phải rửa thật kỹ và tốt nhất là nên nấu chín trước khi ăn.
Cũ mã thầy
Củ mã thầy (còn gọi là hạt dẻ nước) có vị ngọt mát khá đưa miệng. Loại củ này chứa nhiều dinh dưỡng, tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Có thể bạn chưa biết, củ mã thầy phần lớn được trồng ở ruộng lúa hoặc vùng đất bùn ẩm nên nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bám vào vỏ. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần rửa sạch là được. Tuy nhiên, ký sinh trùng rất nhỏ, có thể bám chắc vào phần vỏ mà đôi khi mắt thường không nhìn thấy. Do đó, khi chế biến, bạn nên rửa sạch, gọt vỏ kỹ. Có thể mang củ mã thầy đi nấu canh hoặc luộc chín làm salad.
Rau cần
Mùa lạnh là thời điểm rau cần sinh trưởng mạnh mẽ. Loại rau này sống trong ruộng nước nên rất dễ bị các loại ký sinh trùng làm tổ, đẻ trứng. Mắt thường rất khó để nhìn thấy chúng.
Bởi vậy, khi chế biến rau cần, ngoài việc phải rửa thật sạch bạn cũng cần nấu cho rau chín kỹ để đảm bảo an toàn.
Củ niễng
Củ niễng có vị ngọt thanh có thể mang xào trứng hoặc thịt bò đều ngon. Loại củ này được trồng dọc các con mương ngoài ruộng và đất bùn cạnh ruộng lúa nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng. Do đó, trước khi ăn cũ niễng, bạn phải rửa thật kỹ đồng thời nấu chín rồi mới ăn.
Củ ấu
Củ ấu rất giàu vitamin, khoáng chất. Nó có hương vị thơm ngon, có thể dùng để nấu canh hoặc đem hầm xương.
Củ ấu được trồng ở ruộng đất nên trong quá trình sinh trưởng dễ nhiễm vi khuẩn trong nước. Do đó, bạn nên nấu chín củ ấu trước khi ăn. Ngoài ra, trụng củ ấu trong nước sôi còn giúp loại bỏ bớt axit oxalic.
Củ sen
Củ sen giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn củ sen sống. Củ sen sống trong bùn nước nên khả năng nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng rất cao.
Khi mua củ sen về, bạn nên rửa sạch hết lớp bùn đất, gọt vỏ và đem nấu chín rồi mới ăn.
Xà lách, rau diếp
Xà lách, rau diếp là những loại rau xanh quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình. Những cây xà lách cuộn tròn hoặc rau diếp có lớp lá mọc sát mặt đất nên cũng dễ nhiễm ký sinh trùng. Trước khi ăn, bạn cần rửa rau nhiều lần với nước sạch, có thể ngâm rau trong nước muối trước khi ăn.
Súp lơ
Súp lơ giàu vitamin C, giúp tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Khi chế biến loại rau này, bạn cần chú ý: Chúng có rất nhiều kẽ hở trên bề mặt. Đây là nơi lý tưởng để ký sinh trùng len lỏi vào bên trong, sinh sôi, đẻ trứng. Do đó, khi chế biến, bạn cần rửa súp lơ thật kỹ. Nên cắt súp lơ thành từng bông nhỏ, cho vào nước có pha chút bột mì và muối. Ngâm khoảng 10-15 phút rồi vớt ra và xả lại bằng nước sạch. Bột mì sẽ giúp hấp thụ hết bụi, tạp chất và trứng côn trùng, muối sẽ giúp khử trùng.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/7-loai-rau-cu-de-nhiem-ky-sinh-trung-khong-che-bien-ky-la-ruoc-mam-benh-vao-nguoi.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/7-loai-rau-cu-de-nhiem-ky-sinh-trung-khong-che-bien-ky-la-ruoc-mam-benh-vao-nguoi-d348192.html” name=”Xe và Thể thao”]