( Yeni ) – Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn. Tuy nhiên, vì một số yếu tố tác động mà trẻ không thể phát triển chiều cao tối đa.
Cha mẹ thường mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt, lớn lên sở hữu chiều cao lý tưởng. Có chiều cao tốt không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề ngoại hình mà có thể giúp trẻ gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Tuy nhiên, mới đây, một bác sĩ Nhi khoa đã tiết lộ nếu trẻ có những đặc điểm dưới đây thì rất khó phát triển chiều cao. Cha mẹ cần phát hiện sớm để có biện pháp cải thiện.
Trẻ kén ăn
Trẻ kén ăn thường chỉ ăn những món mình thích, ăn nhiều thịt hơn ăn rau…
Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, cần dinh dưỡng toàn diễn. Nếu kén ăn thì nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng rất lớn. Khi đó, chiều cao cũng bị ảnh hưởng do cơ thể không được đáp ứng đầy đủ dưỡng chất.
Kén ăn về lâu dài cũng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, làm chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
Do đó, mẹ cần sửa thói quen xấu này của con càng sớm càng tốt. Nếu không sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ có thể kém xa các bạn đồng trang lứa.
Trẻ phát triển thể chất sớm
Thực tế, nhiều trẻ mới 6 tuổi trông đã cao lớn hơn bạn bè. Cha mẹ có thể thấy vui mừng về điều này nhưng trẻ như vậy thường có tuổi xương lớn. Giả sủ một đứa trẻ 6 tuổi có tuổi xương là 9 thì khi đi vào giai đoạn dậy thì, các bạn cùng tuổi phát triển chiều cao còn bé gần như sẽ không phát triển thêm vì các đầu xương đã đóng lại.
Các hormone gây dậy thì sớm sẽ kích thích sự phát triển xương khiến trẻ cao lớn nhanh. Tuy nhiên, sau đó các đầu xương sẽ nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không thể cao thêm. Vì vậy, trẻ dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng trang lứa và khó có thể đạt được chiều cao lý tưởng.
Trẻ ăn uống mất kiểm soát, béo phì
Béo phì không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe mà còn khiến sự phát triển chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng. Theo nhiều nghiên cứu, trong giai đoạn thiếu niên, phát triển xương ở trẻ béo phì diễn ra nhanh hơn so với ở trẻ có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, khi đến độ tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ béo phì sẽ chậm hơn.
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ gãy xương. Nguyên nhân có thể do khối lượng cơ thể lớn hơn khi ngã, chế độ ăn uống không cân bằng hoặc dư thừa mô mỡ làm giảm sự phát triển của xương.
Trẻ thường xuyên thức khuya
Trong giai đoạn phát triển, cơ thể trẻ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng vào ban đêm. Lượng hormone này giúp đảm bảo cơ thể hấp thu kịp thời các chất dinh dưỡng và giúp cơ thể cao lớn.
9 giờ tối đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất. Trẻ không ngủ vào những khung giờ này là đã bỏ lỡ thời gian để tiết hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao.
Do đó, cha mẹ cần chú ý đến thười gian ngủ của con. Cho bé nghỉ ngơi hợp lý ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ đeo cặp sách nặng đến trước mỗi ngày
Trẻ mang cặp sách nặng mỗi ngày sẽ khiến cột sống chịu áp lực lớn. Khi đó, cột sống rất dễ bị uống cong và biến dạng. Khi cột sống không phát triển đúng thì việc tăng chiều cao cũng bị ảnh hưởng.
Mặc dù chưa có thống kê chính xác về ảnh hưởng của việc đeo cặp sách nặng đến sự phát triển hệ cơ, xương khớp, cột sống của trẻ… nhưng đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ mà các chuyên gia đã từng cảnh báo.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/bs-nhi-tiet-lo-tre-co-5-dac-diem-nay-se-kho-tang-chieu-cao-khi-lon.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/bs-nhi-tiet-lo-tre-co-5-dac-diem-nay-se-kho-tang-chieu-cao-khi-lon-d324577.html” name=”Sài Gòn Thể Thao”]