( Yeni ) – Thường xuyên vệ sinh máy sấy quần áo giúp máy hoạt động hiệu quả, tăng tuổi thọ, quần áo sạch thơm không bị bám bẩn trở lại.
Máy sấy quần áo thực hiện công việc khá nặng là sấy khô quần áo sau khi giặt, giúp trang phục của bạn sẽ luôn trong trạng thái sẵn sàng bất chấp mọi điều kiện thời tiết. Vì vậy, thường xuyên vệ sinh thiết bị để đảm bảo cho máy hoạt động hiệu quả nhất có thể.
1. Dấu hiệu máy sấy quần áo cần vệ sinh, bảo dưỡng
Tùy thuộc vào số lượng quần áo và tần suất sử dụng mà bạn có thể cần phải vệ sinh máy sấy từ 3-4 lần mỗi năm nhằm đảm bảo máy hoạt động ổn định. Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác cho thấy máy sấy quần áo cần được bảo dưỡng gồm:
+ Nắp đậy thông hơi không mở đúng cách
+ Thân máy và khu vực điều khiển nóng hơn bình thường
+ Lỗ thông hơi của máy sấy không được kiểm tra và làm sạch trong hơn 1 năm
+ Quần áo khi lấy ra khỏi lồng sấy có nhiệt độ rất cao và ám mùi khét sau khi sấy
+ Máy sấy không vận hành hiệu quả như trước, trang phục lâu khô hơn dù khối lượng quần áo là như nhau.
Nguyên nhân của tình trạng có khả năng do xơ vải tích tụ gây kẹt nghẽn trong ống thông hơi, ngăn cản luồng hơi thoát ra ngoài. Vì vậy, bạn cần tiến hành kiểm tra định kỳ từng bộ phận trong máy sấy nhằm bảo dưỡng cũng như sửa chữa kịp thời các hỏng hóc nếu có.
2. Quy trình vệ sinh máy sấy quần áo
Bước 1: Tắt nguồn điện trước khi tiến hành vệ sinh Hãy luôn đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và ngắt nguồn điện của thiết bị để ngăn ngừa nguy cơ điện giật trong quá trình vệ sinh, bảo dưỡng máy sấy quần áo.
Bước 2: Vệ sinh bộ phận lưới lọc Lưới lọc (khay chứa xơ vải) là một trong hai khu vực chính tích tụ sợi vải vụn.
+ Đầu tiên, hãy kéo khay hoặc lưới chứa xơ vải ra và đổ cặn bẩn vào thùng.
+ Sau đó, hãy lấy khăn ẩm hoặc bàn chải đánh răng để lau sạch các xơ vải còn sót lại trong khay lẫn khu vực đặt khay để đảm bảo bên trong sạch sẽ hoàn toàn.
+ Cuối cùng, bạn lắp khay lại vị trí như cũ.
Bước 3: Vệ sinh bộ phận lỗ thông hơi
Bộ phận lỗ thông hơi của máy sấy nằm ở phía sau thiết bị.
+ Tháo kẹp ra và làm sạch từng phần riêng rẽ. Các lỗ thông hơi của máy sấy nên được kiểm tra và làm sạch ít nhất mỗi năm một lần hoặc.
+ Dùng chổi cọ, bàn chải nhỏ quét sạch bên trong ống để làm sạch các sợi vải, tóc còn bám lại. Ngoài ra, bạn còn có thể làm sạch ống bằng cách sử dụng máy hút bụi cầm tay.
+ Gắn lại ống thông hơi vào vị trí ban đầu.
Để hoàn tất chu trình vệ sinh bộ phận lỗ thông hơi, bạn hãy bật nguồn, khởi động máy sấy, để thiết bị chạy trong vài phút cho đến khi thấy máy hoạt động ổn định.
3. Lợi ích của việc vệ sinh và bảo dưỡng máy sấy quần áo
Khi làm sạch và bảo dưỡng máy sấy, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện đáng kể như:
+ Quần áo khô nhanh hơn
Khi vệ sinh loại bỏ bụi cũng như mảnh vụn, sự lưu thông của luồng khí tốt hơn, và thời gian sấy giảm.
+ Tiết kiệm năng lượng
Máy sấy thông thoáng, giảm công suất máy phải hoạt động, thời gian cũng giảm, mức năng lượng tiêu thụ sẽ giảm theo.
+ Tăng cường độ bền của quần áo
+ Hạn chế nguy cơ dị ứng
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/cach-ve-sinh-may-say-quan-ao-don-gian-de-lam-chi-5-phut-la-sach-thom.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/cach-ve-sinh-may-say-quan-ao-don-gian-de-lam-chi-5-phut-la-sach-thom-d332547.html” name=”Xe và Thể thao”]