( Yeni ) – Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 sẽ có sự thay đổi vào từng thời điểm và từng đối tượng, người lao động và các đơn vị doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.
1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
Căn cứ theo thời gian và đối tượng đóng, mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm y tế (BHYT), cụ thể như bảng sau:
Cụm từ viết tắt:
Mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí, tử tuất(HT-TT),
Quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS),
Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN),
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN),
Bảo hiểm y tế (BHYT) với NLĐ (không thuộc khối nhà nước)
1.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia BHXH tại doanh nghiệp
Đối với người lao động Việt Nam mức đóng vào quỹ BHXH bắt buộc sẽ do cả người sử dụng lao động và người lao động đóng.
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động Việt nam làm việc tại các doanh nghiệp được thực hiện theo Bảng 1 sau:
Bảng 1: Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động Việt Nam năm 2022
Người sử dụng lao động được giảm mức đóng vào quỹ TNLĐ-BNN từ 1% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc xuống còn 0%. Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động bằng 1% vào quỹ BHTN giảm còn 0%.
1.2 Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài
Đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia BHXH bắt buộc, trước đó chỉ phải đóng 1,5% vào quỹ BHYT, người sử dụng lao động sẽ đóng 3% vào quỹ ốm đau thai sản.
Căn cứ, theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH ngày 22/12/2021, từ ngày 01/01/2022, người lao động là công nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia các chế độ bảo hiểm gồm: ÔĐ-TS; BHTNLĐ-BNN; HT-TT mức đóng được quy định giống với mức đóng của người lao động Việt Nam.
Mức đóng BHXH 2022 của người lao động nước ngoài được thể hiện cụ thể như trong Bảng 2 dưới đây:
Từ ngày 1/7/2022 – 30/9/2022 Người sử dụng lao động sẽ phải đóng 0,5% mức đóng vào quỹ TNLĐ-BNN của người lao động nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
1.3 Mức đóng BHXH đối với các đối tượng thuộc khối nhà nước
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 hiện tại mức đóng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sẽ có mức đóng ổn định, không đổi so với năm 2021. Cụ thể mức đóng năm 2022 được quy định như trong Bảng 3 như sau:
Bảng 3: Mức đóng BHXH của khối cơ quan nhà nước năm 2022
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện được quy định như sau:
Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn được quy định:
Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ do người lao động tự lựa chọn tuy nhiên sẽ nằm trong hạn mức. Căn cứ theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, từ 1/1/2022 mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng (năm 2021 là 700.000 đồng/tháng) Vậy mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng.
Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là: 22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng.
Nhà nước thực hiện chính sách tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người tham gia, do đó năm 2022 cụ thể như trong Bảng 4 sau:
Do có hỗ trợ từ nhà nước mà nhiều đối tượng người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có thể tham gia BHXH. Góp phần thúc đẩy tăng tỷ lệ người dân được hưởng lương hưu khi về già. Đây là một trong những chính sách cho thấy Nhà nước đang nỗ lực để nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo an sinh xã hội ngày càng tốt hơn.
Có thể thấy mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 đối với từng đối tượng khác nhau sẽ khác nhau. Người sử dụng lao động và người lao động lưu ý để chủ động về nguồn tài chính, làm hồ sơ xin giảm mức đóng vào các quỹ nếu đủ điều kiện để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp của mình.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong trường hợp người lao động muốn tham gia BHXH tự nguyện (đăng ký lần đầu, đăng ký lại hoặc điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện) sẽ phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến đại lý thu hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Chuẩn bị hồ sơ
Người đăng ký BHXH tự nguyện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) do cơ quan BHXH hoặc các đại lý thu cung cấp.
Mẫu tờ khai mới nhất tính đến năm 2022 hiện tại đang là mẫu TK1-TS theo quyết định 505/QĐ-BHXH – https://ebh.vn/nghiep-vu-tong-hop/mau-tk1-ts-theo-quyet-dinh-505-qd-bhxh
Đại lý thu chuẩn bị hồ sơ gồm:
Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS);
Lưu ý: Người tham gia cần xuất trình thêm thẻ căn cước công dân/ chứng minh thư để đối chiếu thông tin.
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện
Để làm thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia thực hiện theo trình tự các bước gồm:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
Người tham gia lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc đóng trực tiếp cho Đại lý thu (có thể nộp tại UBND cấp phường/xã/thị trấn).
Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH:
Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) sau đó nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp.
Người tham gia có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính công ích để thuận tiện cho công việc nhất.
Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu:
Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho Đại lý thu.
Đại lý thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS), Tờ khai Mẫu TK1-TS của người tham gia nộp cho cơ quan BHXH.
Đối với Đại lý thu: Trong trường hợp thực hiện giao dịch điện tử thì Đại lý thu lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I- VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I- VAN.
Bước 2: Đóng tiền
Người tham gia có thể lựa một trong các cách đóng tiền sau:
Nộp tiền mặt cho cơ quan BHXH (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH);
Nộp tiền mặt cho Đại lý thu (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu);
Nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký (có thể áp dụng trong mọi trường hợp).
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH
Người tham gia có thể lựa chọn các phương thức nhận kết quả cụ thể như sau:
Người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH: nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu: nhận kết quả tại Đại lý thu.
Trường hợp người tham gia đăng ký thông qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký nhận kết quả theo hình thức đăng ký.
Sau khi nhận nhận sổ BHXH người lao động cần giữ và bảo quản sổ BHXH cẩn thận. Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ ghi lại thông tin tham gia BHXH của người lao động và là thành phần hồ sơ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Mức đóng BHXH tự nguyện và mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện
Nhằm khuyến khích người lao động đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện và tạo điều kiện tối đa cho người lao động có thể tham gia. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Mức đóng BHXH tự nguyện theo quy định
Theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH Việt Nam 2014, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Trong đó mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn được quy định như sau:
Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng mức chênh lệch nếu Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo khi đã đóng theo phương thức đã đăng ký (3, 6, 12 tháng/lần hoặc một lần cho những năm về sau).
Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cụ thể:
Bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo;
Bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo;
Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Theo đó, từ 01/01/2022, người tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2022 được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng như sau:
Thời gian người tham gia được hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng). Người lao động tham gia BHXH tự nguyện từ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu theo quy định.
Trên đây là hướng dẫn đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện chi tiết năm 2022 và các thông tin về mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện mới nhất. Trong trường hợp người lao động là hộ nghèo, hộ cận nghèo, khi làm hồ sơ cần bổ sung các giấy tờ chứng minh khi đăng ký BHXH tự nguyện để được hỗ trợ mức đóng tối đa.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/muc-dong-bhxh-nam-2022-cap-nhat-moi-nhat-nguoi-lao-dong-va-doanh-nghiep-luu-y.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/muc-dong-bhxh-nam-2022-cap-nhat-moi-nhat-nguoi-lao-dong-va-doanh-nghiep-luu-y-d323656.html” name=”Sài Gòn Thể Thao”]