( Yeni ) – Chiếc túi nhỏ ở túi trước của quần jean tồn tại tới vài trăm năm. Ngày nay người mặc chúng đều nghĩ đó chỉ là sự trang trí, tô điểm thêm cho chiếc quần. Vậy vai trò thực sự của nó là gì?
Chiếc túi nhỏ ở túi trước của quần jean tồn tại tới vài trăm năm. Ngày nay người mặc chúng đều nghĩ đó chỉ là sự trang trí, tô điểm thêm cho chiếc quần. Vậy vai trò thực sự của nó là gì?
Lật lại lịch sử ra đời chiếc quần jeans, khi thiết kế quần jean cho người lao động và dân cao bồi, Levi’s đã sáng tạo ra chiếc túi nhỏ này để đựng và bảo vệ những chiếc đồng hồ quả quýt.
Cái túi nhỏ này đã xuất hiện từ cuối những năm 1800 với chiếc quần jean đầu tiên được bán bởi Levi Strauss & Co, mà họ gọi là “waist overalls”. Nó chính thức được ra mắt vào năm 1879 với thiết kế bốn túi. Ba túi ở mặt trước: một bên trái, một bên phải và một túi nhỏ phía trên túi phải. Túi thứ tư đặt ở mặt sau bên phải. Tất cả các túi đều được đính đinh tán kể từ khi Levi Strauss & Co. và Jacob Davis nhận được bằng sáng chế vào năm 1873 cho Cải tiến trong việc thắt chặt các lỗ mở túi. Chúng giúp các túi được cố định chắc chắn hơn.
Nhưng tại sao lại có một cái túi nhỏ như vậy? Khi thiết kế quần jean cho người lao động và dân cao bồi, Levi’s đã sáng tạo ra chiếc túi nhỏ này để đựng và bảo vệ những chiếc đồng hồ quả quýt.
Levi Strauss vẫn giữ nguyên thiết kế túi nhỏ ngay cả khi chiếc quần jean ra mắt năm 1901 đã có thêm một túi lớn ở phía sau bên trái. Tuy nhiên, vào năm 1937, có rất nhiều khách hàng phàn nàn về những chiếc đinh tán. Nó gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt, làm xước yên xe và đồ nội thất bằng gỗ… Cho đến năm 1966, những chiếc đinh tán mới thật sự bị loại bỏ.
Thiết kế túi nhỏ trở nên rất phổ biến, không riêng Levi’s, nó còn xuất hiện trên hầu hết các thương hiệu quần jean hiện nay. Dù không còn được sử dụng với mục đích ban đầu, nhưng nó đã có những tác dụng mới như đựng kẹo, đồng xu hay vé xe…
Ngoài chiếc túi nhỏ huyền bí, trên quần jeans còn có miếng da nhỏ được đắp đắp ở cạp sau quần cũng gây chú ý sự tò mò của con người. Phần lớn mọi người sẽ nghĩ rằng miếng da nhỏ đó chỉ là một món đồ trang trí, không có tính năng sử dụng gì cả. Nhưng thực tế thì không, nó cũng mang một sứ mệnh cao cả và thậm chí còn được đặt tên riêng là Jacron.
Từ rất xưa, khi quần jeans bắt đầu ra đời và dần trở nên phổ biến, người ta cũng đồng thời tạo ra một miếng vải da nhỏ nhắn, trên đó có in/thêu logo nhãn hàng và đắp ngay ngắn ở cạp quần sau. Sở dĩ, miếng vải da này ra đời là để thực hiện sứ mệnh cực kỳ to lớn: giúp nhận diện thương hiệu và giúp khách hàng tránh mua phải quần fake kém chất lượng nhất là khi thị trường quần jeans đang ngày một sôi động và cảnh trăm quần như một cứ đang tái diễn mỗi ngày. Levi’s có lẽ là thương hiệu tiên phong cho việc điều chế ra Jacron. Ngoài mác quần bên trong thì từ năm 1873, “ông trùm quần jeans” đã bắt đầu có ý tưởng tạo ra những miếng da nhỏ in logo hãng để đắp phía bên ngoài, như một cách bảo vệ thương hiệu của mình và giúp khách hàng tránh mua phải quần fake kém chất lượng. Phát ngôn viên của Levi’s cho biết việc tạo ra Jacron sẽ giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm chính hãng bằng cách nhận biết qua logo, biểu tượng hình con ngựa trứ danh hay các thông tin về size quần – điều mà những loại quần fake khó lòng nhái được. Nhờ phát súng tiên phong của Levi’s, các thương hiệu khác cũng bắt đầu nghiên cứu và tạo ra Jacron cho riêng mình. Đầu năm 2018, American Eagle còn mở AE Studio ở thành phố New York, cho phép khách hàng của họ có thể đến và tạo ra Jacron cho riêng mình.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/chiec-quan-jean-nao-cung-co-chiec-tui-nho-o-tui-truoc-khong-phai-trang-tri-ma-chung-co-cong-dung-ky-dieu.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/chiec-quan-jean-nao-cung-co-chiec-tui-nho-o-tui-truoc-khong-phai-trang-tri-ma-chung-co-cong-dung-ky-dieu-d339343.html” name=”Xe và Thể thao”]