( Yeni ) – Sống ở đời ai cũng mong mình vui vẻ, giàu sang, tuy nhiên cuộc đời không phải lúc nào cũng như ý muốn. Có khi sa cơ lỡ vận nghèo khó, có những điều bạn cần nhớ.
Trong số những câu nói của người xưa phải kể đến câu “Người nghèo không nói ba lời, không quan tâm ba điều”. Vậy câu nói này có nghĩa là gì? Tại sao người xưa lại nói như vậy?
Không nói ba lời
Thứ nhất, đừng nói những lời khoa trương
Những lời nói khoa trương là những lời không đúng với thực tế, những lời nói không sát với sự thật. Đây là những lời kiêu ngạo và khoe khoang đến cực điểm. Từng có một câu nói khá phổ biến rằng: “Nếu có tiền, bạn có thể nói bất cứ điều gì, nhưng nếu không có tiền, bạn không thể nói gì cả”.
Nghèo khó xét một mặt nào đó là đã kém cỏi hơn mọi người, nếu càng nói những lời không thực tế sẽ càng khó lấy được lòng tin của mọi người. Nếu không thể tự mình xử lý vấn đề của mình, lúc nào chỉ nói những điều to lớn cũng chỉ là nói suông. Làm người phải biết tự giác, biết khiêm tốn và biết được khả năng của mình đến đâu.
Những người nói chuyện khoa trương, điên cuồng thường là những người không biết suy nghĩ. Họ cho rằng mình cái gì cũng biết, cái gì cũng hiểu, có thể ăn nói thoải mái mà không cần thận trọng. Thế nhưng, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Do đó, tốt hơn hết là bớt nói chuyện khoác lác, khoa trương. Đừng để bản thân ngày càng bị xa lánh, cô lập, không còn ai tin tưởng, cũng không còn ai muốn kết bạn. Thế nên mới nói, khi nghèo khó thì không nên nói những lời đao to búa lớn.
Thứ hai, không nói những lời phàn nàn
Môt khi đã chán nản, tinh thần xuống dốc hoặc đối mặt với nhiều khó khăn, chắc chắn mọi người sẽ có thói quen phàn nàn, nói ra những lời giận dữ. Thế nhưng bạn phải hiểu quan trọng rằng, không ai bắt bạn nghèo. Bạn nghèo là do chính bạn gây ra, là bạn không có năng lực hoặc không biết nắm bắt cơ hội. Đã nghèo thì đừng để banre thân mất bình tĩnh. Cứ kêu ca, than vãn mãi cũng chỉ khiến người ta coi thường và khó chịu mà thôi.
Nếu ai từng xem truyện “Tương Lâm phu nhân” chắc chắn sẽ biết, Tương Lâm phu nhân có thói quen thường xuyên ca thán, thế nhưng mọi người đều bỏ ngoài tai, chẳng một ai quan tâm. Người xưa có câu nói rất hay: “Bình tĩnh chịu đựng một lúc, lùi một bước biển rộng trời cao”. Do đó, con người cần phải có suy nghĩ rộng lớn, mở ra được tương lai trước mắt, không nên quá để tâm và so sánh với mọi người. Mỗi ngày trôi qua hãy cố gắng là một người tốt, những kẻ xấu xa ắt sẽ có nghiệp báo của riêng họ.
Hãy sống một cách rộng lượng hơn, bao dung hơn, may mắn tự nhiên sẽ tìm đến bạn.
Thứ ba, đừng nói lời chán nản
Mỗi người sống trên đời đều cần phải có quan niệm tích cực và cầu tiền. Nghèo khó đã bị coi là điều xui xẻo rồi, nếu còn nói thêm về những chuyện chán nản sẽ khiến cho mọi thứ càng thêm tồi tệ. Bạn có thể nghèo nhưng chắc chắn phải có hoài bão, nếu như không có một chút tinh thần dám nghĩ dám làm, bạn sẽ chẳng bao giờ giàu được.
Ai cũng có những rắc rối của riêng mình. Trong cuộc sống, thường sẽ có nhiều lựa chọn khôn ngoan khi gặp nghịch cảnh. Điều quan trọng là bạn phải tin tưởng vào bản thân, không nản chí và luôn giữ tâm thái tích cực, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi nghịch cảnh và tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Không quan tâm ba điều
Thứ nhất, không quan tâm chuyện gia đình người khác
Việc riêng của người ta bạn đừng nên quan tâm làm gì. Việc phát xét để xem ai đúng, ai sai dù trên bất kỳ cương vị nào đều không phù hợp. Cuối cùng, việc bạn chen vào chuyện gia đình nhà người khác mới là chuyện thừa thãi, cũng chẳng thể nào giúp họ giải quyết được mâu thuẫn.
Sau tất cả, họ mới là một gia đình còn bạn chỉ là người ngoài cuộc mà thôi. Điều này có nghĩa là, bạn đừng nên quan tâm những điều không liên quan gì đến bản thân hay gia đình của mình. Tốt hơn hết, bạn nên giữ cho mình sự tập trung, tỉnh táo khi không có tiền.
Đối với một số điều trong cuộc sống, để biết được ai đúng ai sai không dễ dàng, đây cũng chỉ là một thuật ngữ tương đối mà thôi. Nếu như không có trí tuệ cùng với phương tiện phi thường để can dự vào công việc kinh doanh, bạn không những không mang lại hiệu quả mà còn gây họa.
Có câu nói của người xưa như sau: “Mỗi người quét tuyết trước ở cửa nhà của mình, không nên quan tâm đến sương giá trên gạch của người khác.” Câu nói này nghe thì có vẻ thờ ơ nhưng lại mang ý nghĩa thực tế. Nếu bạn cứ muốn quyết định thay người khác, không phải lúc nào cũng sẽ nhận được lời cảm ơn. Nếu giúp họ thành công, bạn cũng chưa chắc được cảm ơn nhưng nếu thất bại, chắc chắn bạn sẽ bị trách móc và coi thường.
Đặc biệt, nếu như bạn muốn có tiền thì ở một mức độ nào đó, nghèo khó là do bạn không đủ trình độ. Đừng lo việc riêng cho người ta làm gì mà hãy lo cho bản thân mình trước tiên, tránh rước họa vào thân.
Thứ hai, không quan tâm đến vấn đề tranh chấp kinh tế của người khác
Nếu như bạn đang trải qua một giai đoạn khó khăn, bạn sẽ chẳng thể giúp ích được bản thân thì bạn sẽ chẳng thể nào giúp đỡ được người khác. Vì thế, bạn đừng có dại dột mà xen vào chuyện riêng người ta làm gì, đặc biệt nếu đó liên quan đến vấn đề tranh chấp kinh tế.
Tranh chấp kinh tế chính là những xung đột do tiền bạc gây nên, điều này tương đương với việc phân chia tiền bạc không được công bằng, không theo đúng ý mà hai bên đã thỏa thuận. Suy cho cùng, ai cũng có ý kiến riêng của mình, nếu như bạn có tiền để xoay xở chuyện này, nhiều khả năng đối phương sẽ nghe lời bạn. Bởi dù có chút vô lý, nhưng người ta vẫn có thể dựa vào tiền bạc và năng lực của bạn để giành lại lợi ích kinh tế về họ.
Tuy nhiên, nếu như nghèo khó, trong tay không có xu nào, tương đương với việc bạn không hề có thêm một kế hoạch nào khác. Vì thế, nếu như bạn không có tiền, tốt nhất không nên tham gia vào những cuộc tranh chấp kinh tế của người khác.
Thứ ba, không làm người bảo lãnh để cho người khác vay tiền
Hiểu đơn giản, làm người bảo lãnh để cho người khác vay tiền được coi là người trung gian trong mối giao dịch này. Có thể bạn là người có đạo đức tốt, được người khác tin tưởng; thế nhưng bản thân đã không có tiền thì tránh ngay việc bảo lãnh này càng xa càng tốt.
Nguyên nhân bởi, một khi bên kia có vấn đề, người cho vay tiền nhất định sẽ tìm đến người bảo lãnh để xử lý. Trong trường hợp không có tiền và cũng không có vốn để trả, e rằng đến gia đình riêng của bạn cũng sẽ bị liên lụy. Vì thế hãy nhớ rằng: Không có tiền đừng làm người bảo lãnh. Đã nghèo thì phải thật tỉnh táo, được lôi thêm rắc rối về cho bản thân và gia đình của mình.
Có thể nói, câu nói của cổ nhân “Người nghèo không nói ba lời, không quan tâm ba điều” cho đến nay vẫn còn giữ được nguyên giá trị. Câu nói này như một lời nhắc nhở mọi người nên và không nên làm gì, tránh việc hành động hấp tấp, nếu không người hứng chịu hậu quả chính là bạn.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/co-nhan-day-nguoi-ngheo-khong-noi-3-loi-khong-quan-tam-3-dieu-vi-sao-lai-noi-vay.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/co-nhan-day-nguoi-ngheo-khong-noi-3-loi-khong-quan-tam-3-dieu-vi-sao-lai-noi-vay-d335994.html” name=”Xe và Thể thao”]