( Yeni ) – Người xưa răn dạy, “Người sợ nổi danh, heo sợ béo” có ý nghĩa sâu xa là gì?
Ngày nay rất nhiều người theo đuổi tiền tài, danh vọng, địa vị, đó là mục đích số một của đời người. Khi đạt được thành công nào đó, họ chỉ muốn công bố cho cả xã hội biết đến. Tuy nhiên, người xưa lại răn dạy: “Người sợ nổi danh, heo sợ béo”
“Người sợ nổi danh, heo sợ béo” ý muốn khuyên nhủ làm người phải luôn khiêm tốn, thận trọng, đừng vì cao ngạo, ham nổi danh mà gặp phải tai họa. Dễ như con heo kia, ăn uống ngủ nghỉ, cuối cùng càng ăn nhiều càng nhanh chóng bị đưa đi làm thịt.
Khoa trương quá dễ hỏng việc
Kỳ thực, đối với một người mà nói, có thể học được cách đối nhân xử thế phù hợp là việc không hề dễ dàng, đối với người có tiếng tăm lại càng khó hơn.
Sống ở đời, nếu không biết kiểm soát cái miệng của mình, lúc nào cũng dương dương tự đắc thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ gặp tai ương. Hơn nữa, một người chỉ biết khoe khoang thì làm việc gì cũng chẳng thành. Công việc quan trọng nhất là kết quả đạt được, nếu người nào đó tâng bốc, khoa trương năng lực của mình nhưng kết quả không được như kỳ vọng thì cuối cùng sẽ được đánh giá rất thấp. Vậy nên, làm người, đừng nói phóng đại, đừng khoa trương. Hãy sống thật khiêm tốn, nhưng cũng không quá tự ti, phúc báo sẽ tự tìm đến.
Từ bỏ danh tiếng, giữ đạo hạnh
Dạnh tiếng là thứ mà rất nhiều người đi theo đuổi. Danh tiếng khiến người ta mờ mắt, sống trong ảo tưởng. Thế nhưng, ít ai biết được, đó đâu phải là giá trị đích thực của cuộc sống.
Con người, sống trên đời nếu không có thiện hạnh thì chẳng khác gì loài cầm thú. Nếu đạt được danh vọng mà nhờ vào sự tiến cử không xứng đáng thì dễ bị người đời không xem ra gì. Thế nên, làm người hãy từ bỏ danh tiếng để sống an yên. Danh tiếng làm con người ta tự hào nhưng cũng như con dao hai lưỡi, không khéo sẽ thiệt về mình. Những người càng có danh tiếng thì càng khó kiểm soát được ham muốn của bản thân. Hơn nữa, khi đã có danh tiếng, con người càng muốn trụ vững trên nó, áp lực càng chồng chất, mệt mỏi và căng thẳng, cuộc sống không thuộc về mình nữa. Người ta càng đặt kỳ vọng vào họ cao hơn những người khác. Những việc mà họ làm nếu như không đạt được kết quả như mọi người mong đợi thì sẽ khiến người ta nảy sinh tâm oán hận. Một khi họ phạm lỗi lầm thì người đời cũng khó tha thứ, thậm chí còn oán hận họ càng sâu hơn, trừng phạt nghiêm khắc hơn.
Có tài cũng cần khiêm tốn
Làn người vừa có tài vừa có đức lại sống khiêm tốn thì đời đời được tôn vinh. Còn kể ngạo mạn, sớm muộn cũng bị rơi vào vực sâu của sự chê trách. Những kẻ không coi ai ra gì sớm muộn cũng rước về nhiều kẻ thù. Cũng giống như con heo càng béo thì càng dễ bị bắt ra làm thịt. Làm người, sống khiêm tốn mới được lòng Trời, lòng người. Ai cũng phải kính nể và bội phục trên hết.
Khiêm tốn chính là bảo vật quý nhất đời người
Bảo vật lớn nhất trong cuộc đời không phải là tiền bạc, đất đai, xe sang, quyền cao chức trọng. Bảo vật của đời người nằm ở sự khiêm tốn. Con người có đức thì sẽ không cô đơn, không lẻ loi cho dù sống trong núi cũng sẽ không thiếu thốn. Hãy luôn đặt chữ nhún nhường, khiêm tốn lên hàng đầu. Khi đó họ sẽ tránh được những tai hoạ bất ngờ, không lường trước được.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/co-nhan-noi-nguoi-so-noi-danh-heo-so-beo-co-nghia-la-gi-heo-sao-lai-so-beo.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/co-nhan-noi-nguoi-so-noi-danh-heo-so-beo-co-nghia-la-gi-heo-sao-lai-so-beo-d339462.html” name=”Xe và Thể thao”]