Ông nội hái hoa hồng trong vườn vào cắm trong cái bình thủy tinh và đặt giữa bàn. Ông bảo hoa dành tặng bà và các cô cháu gái. Nhìn bình hoa, tôi bỗng nghĩ đến mẹ. Có lần ông bảo mỗi người đều có những uẩn khúc trong lòng, mình không hiểu thì cũng nên cảm thông cho họ.
Có lần trong cuộc nhậu, tôi thấy chú Hưng nói: “Các chú nên nhớ, phụ nữ, nếu phải chọn, họ sẽ chọn con chứ không phải chọn chồng đâu đó.” Ai cũng gật gù bảo đúng, riêng ba tôi đanh mặt lại, đôi mắt ngầu đỏ. Có lẽ ba đau vì bạn vô tình khoét vào vết thương lòng.
Hè vừa qua, sau khi kết thúc chuyến “thăm mẹ định kỳ”, tôi nói với ba: “Năm sau con không đi thăm mẹ nữa đâu.”
Ba tôi nghiêm mặt: “Không thích cũng phải đi, chừng nào mẹ mày không cho gặp nữa mới thôi.”
Tôi khóc. Ba biết tôi khóc, nhưng ông vẫn làm mặt lạnh. Tôi không hiểu vì sao ba lại cứ phải làm như thế. Sao cứ phải bắt chị em tôi phải thực hiện nghĩa vụ với người dẫu đã sinh ra, nhưng lạnh lùng rũ bỏ chúng tôi?
Tôi đau đớn khi mẹ từ chối nuôi dưỡng chúng tôi, mà không biết mẹ có thể cũng rất đau lòng (Ảnh minh họa) |
Tôi có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được cảm giác bẽ bàng, đau đớn mà mẹ đã gieo cho tôi trong phiên tòa ly hôn năm ấy. Tôi khi đó tròn 10 tuổi, em Bình 6 tuổi. Tại tòa, mẹ từ chối nuôi dưỡng cả hai chị em tôi, vì lý do: “Tôi không nuôi được bản thân, làm sao nuôi con được”.
Chị em tôi được tòa xử sống với ba. Ba cũng đi suốt ngày suốt tháng, nên 7 năm qua chúng tôi chủ yếu sống với ông bà nội, do ông bà cho ăn cho mặc và đưa đón học hành. Tôi sẽ không giận mẹ, không buồn lâu và có lẽ đã quên cảm giác bị bỏ rơi giữa tòa nếu như mẹ tôi không ngay lập tức lấy chồng sau ly hôn 3 tháng, và trong 4 năm sinh liền 2 đứa con nhỏ.
Mỗi năm, khi nghỉ hè, ba cho chị em tôi về nhà mẹ và chồng mới của mẹ một tuần hay mười ngày, thậm chí nhiều hơn nữa nếu chúng tôi thích. Khi chị em tôi đến, mẹ mừng lắm. Bởi chị em tôi đến chơi là ngay lập tức bận rộn bế ẵm, thay tã, cho em bé ăn để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.
4 năm, mẹ sinh liền hai em, nên suốt bảy mùa hè qua, tôi luôn là người trông trẻ bận rộn. Đã bận rộn, lại hễ để em khóc là dượng lại cáu gắt, khó chịu. Như thể trách nhiệm của tôi là không được để em khóc vậy.
Nhìn mẹ chiều chuộng cưng nựng 2 đứa em sau, chị em tôi chạnh lòng. Mẹ đã lạnh lùng từ chối nuôi dưỡng chị em tôi, dù mẹ biết chị em tôi cần có mẹ đến mức nào.
Mẹ lấy lý do mẹ không thể nuôi bản thân, nên không mang chúng tôi theo, nhưng rõ ràng mẹ đã sinh thêm những đứa trẻ khác ngay sau đó.
7 năm trôi qua, mẹ chưa một lần cho chúng tôi một đồng quà, tấm bánh. Chưa một lần hỏi chúng tôi sống thế nào khi ba mẹ đã ly hôn. Mẹ chưa từng động viên hay an ủi khi tôi buồn vui vì những thay đổi của tuổi dậy thì. Mỗi lần đến kỳ thăm mẹ theo lệnh của ba, là mẹ cố giữ chúng tôi ở lại lâu hơn, chỉ để có người trông con nhỏ giúp.
Không phải năm nay tôi mới nói với ba về việc không muốn đi thăm mẹ. Nhưng chưa lần nào ba bằng lòng. Cứ đến hè, ba lại giục chúng tôi vượt 70km đến thăm mẹ.
Ông làm như không biết tình cảm với mẹ do những tổn thương và thời gian xa cách nên đã nhạt nhẽo. Chị em tôi đã không còn khóc mỗi đêm vì nhớ mẹ, không còn tủi thân vì không có mẹ chăm lo. Chúng tôi đã được bà nội chăm sóc đủ đầy.
Ngày lễ của phụ nữ, ông nội hái hoa hồng trong vườn vào cắm trong cái bình thủy tinh và để giữa bàn. Ông bảo hoa dành cho bà và các cô cháu gái. Nhìn vườn hoa ông trồng, tôi bỗng nghĩ đến mẹ. Có lần ông bảo: “Mỗi người đều có những uẩn khúc trong lòng, mình không hiểu thì cũng nên cảm thông cho họ”.
Bà nội đã yêu thương chăm sóc chúng tôi, nên chúng tôi không cần mẹ (Ảnh minh họa) |
Lời ông khiến tôi chạnh buồn. Có thể mẹ đã có nhiều uẩn khúc trong lòng. Có thể mẹ đã chọn để chúng tôi có điều kiện tốt hơn. Không bên mẹ, nhưng chúng tôi có ba và được ông bà chăm lo chu đáo, mà nếu sống cùng mẹ, chúng tôi có thể không được như bây giờ.
Tôi chợt nghĩ, có lẽ cần sửa soạn cho mẹ một món quà – món quà cảm thông.
Yên Châu
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/co-the-me-cat-nhieu-uan-khuc-trong-long-a1475495.html” name=””]