( Yeni ) – ĐI lễ chùa đầu năm, mỗi người nên lưu ý về chọn ngày đi chùa, cách sắm lễ, đọc bài văn khấn, lưu ý về trang phục hoặc cách cầu cúng…
Đi lễ chùa đầu năm Nhâm Dần 2022: Ngày nào đẹp?
Đi lễ chùa vào mùng 2 và 3 Tết: Lễ chùa vào 2 ngày này để đón được Hỷ Thần và Tài Thần ghé thăm. Từ đó sẽ cầu được ước thấy, cầu tài được tài, cầu hỷ được hỷ.
Đi lễ chùa vào mùng 4 Tết: Đi lễ chùa vào ngày này để những mong muốn sớm được linh ứng và dễ thành hiện thực.
Đi lễ chùa vào mùng 5 Tết: Ngày này đi lễ chùa để tâm hồn được thảnh thơi, thanh tịnh. Đồng thời, có thể cầu mong bình an tới với gia đình, người thân.
Đi lễ chùa vào mùng 6 Tết: Đây là ngày mang ý nghĩa cát lành, thích hợp vào chùa cầu bình an, sức khỏe và gia đạo tốt cho năm mới.
Nên đi chùa vào giờ nào?
Đầu năm đi chùa thường nhiều người cho rằng, đi thời điểm nào cũng được, quan trọng nhất là tấm lòng thành kính. Tuy nhiên cũng có người nói, nên đi lễ chùa vào buổi sáng hoặc sáng sớm bởi đây là thời điểm bắt đầu 1 ngày mới, có nhiều phúc khí và tinh thần con người cũng minh mẫn nhất. Thêm nữa, đi lễ chùa đầu năm vào đầu ngày mới là lúc chùa, đền đều rất thanh tịnh, khi đến lễ có thể dễ dàng cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó mỗi người có thể toàn tâm cầu khấn, thể hiện ước nguyện bản thân.
Vậy có đi lễ chùa buổi tối được không?Theo quy định của chùa không có điều nào ngăn không cho ghé đến vào buổi tối. Nếu sáng bạn bận rộn không thể đến chùa thì tối đến vẫn được. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình.
Đi lễ chùa đầu năm Nhâm Dần 2022 ở chùa hay đền trước?
Việc đi lễ đền hay chùa đều là để cầu mong may mắn, bình an và cầu mong những ước vọng sẽ sớm thành hiện thực. Dù là ngày thường hay ngày lễ Tết thì việc đi đền chùa luôn được coi trọng. Vì vậy, có đi chùa hay đền trước đều được, miễn là có tâm thành kính. Trong trường hợp đến một nơi mà có cả đền và chùa thì nên tiến hành các nghi lễ ở chùa trước. Một số quan điểm cho rằng, tiến hành thờ Phật trước, sau đó mới đến các vị thần chủ khác.
Cầu gì khi đi lễ chùa đầu năm Nhâm Dần 2022:
Đa phần mọi người đi lễ chùa đều cầu bình an, tài lộc, công danh hay tình duyên. Tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng Đức Phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai. Về công danh, tài lộc, tình duyên, bạn có thể cầu khấn Thánh Thần nơi đình, đền, miếu mạo… Còn ở chùa không phù hợp để cầu xin.
Đi chùa ngày đầu năm nên cầu gì? Đi chùa đầu năm cầu gì? Dù là đi chùa ngày đầu năm mới hay các ngày bình thường khác, sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ…), tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho:
Quốc thái dân an
Cuộc sống bình an, khỏe mạnh
Gia đình hưng vượng an lạc
Con cái thông minh học giỏi
Tâm hồn luôn sáng và thiện lành
Tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.
Đi chùa ngày đầu năm không nên cầu gì?
Đi lễ chùa đúng cách là không nên cầu những điều sau:Không nguyện cúng dường chư Phật.
Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.
Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.
Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này.
Sắm lễ. đặt lễ và trình tự khi đi chùa đầu năm Sắm lễ chay hay mặn?
Lễ dâng Phật chỉ nên là lễ chay, tịnh, gồm: đèn nến, hoa tươi, trái cây, chè… không sắm lễ mặn.
Chỉ ở những ngôi chùa có khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì mới cần sắm lễ mặn. Lễ mặn cũng chỉ được phép dâng lên tại ban thờ hay điện thờ các vị này.Hoa đi lễ chùa là hoa tươi như: hoa sen, hoa huệ, hoa cúc, hoa mẫu đơn,… không dùng hoa giả, hoa dại.
Cách bày lễ ở các ban thế nào cho đúng?
Ban Tam Bảo: Khi bày thì phải đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước, nếu thiếu cũng không sao chỉ cần tấm lòng thành kính. Lưu ý không được để tiền thật, tiền vàng, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.
Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,… chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp.
Các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu: có thể bày sắm lễ tam sanh (thịt gà, giò, chả…) và tiền vàng mã, tiền âm phủ.
Trình tự các bước hành lễ đúng nhất
Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.
Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ.
Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).
Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/di-le-chua-dau-nam-nham-dan-2022-ngay-nao-dep-sam-le-ra-sao-cau-gi-cho-dung.html” alt_src=”” name=”Khoevadep”]