( Yeni ) – Mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Mức phạt không đội mũ bảo hiểm mới nhất 2024
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Hiện hành, mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
Cụ thể, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:
– Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
– Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, mức phạt không đội mũ bảo hiểm sẽ dao động từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy nhưng không bị phạt
Theo quy định của pháp luật, người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, nhưng có trường hợp ngoại lệ không bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi lái xe.
Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP không bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 3 trường hợp:
– Chở người bệnh đi cấp cứu;
– Trẻ em dưới 06 tuổi;
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm có được ‘xé biên lai’ tại chỗ?Đối với vấn đề nộp phạt tại chỗ thì tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định tại khoản 1 Điều 56, như sau:
“Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản”.
Trường hợp bị phạt không đội mũ bảo hiểm với mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng thì người vi phạm không có quyền yêu cầu CSGT lập biên bản xử phạt tại chỗ.
Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm hiện nay
Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau:
– Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ (Hình 1a).
– Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình 1b).
– Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình 1c);
– Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình 1d).
Vật liệu chế tạo mũ bảo hiểm phải đảm bảo mũ không thay đổi đáng kể hình dạng và chức năng bảo vệ của mũ do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ và các điều kiện sử dụng khác như: nắng, mưa, bụi, mồ hôi, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các loại hóa chất, mỹ phẩm…
Quai đeo và khóa mũ phải làm bằng các vật liệu không có khả năng gây thương tổn đến da người sử dụng.
Khối lượng mũ, kể cả các bộ phận kèm theo:
+ Đối với mũ che cả đầu, tai và hàm: ≤ 1,5 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và ≤ 1,2 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 1, 2 và 3);
+ Đối với mũ che nửa đầu, mũ che ba phần tư đầu và mũ che cả đầu và tai: không lớn hơn 1,0 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và không lớn hơn 0,8 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 1, 2 và 3).
Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc.
Đầu đinh tán không được cao hơn bề mặt phía ngoài của vỏ mũ 2 mm, không được có các gờ cạnh nhọn, sắc. Không được sử dụng các đinh tán có đầu nhọn. Không được sử dụng các bu lông ốc vít bằng kim loại để ghép nối các bộ phận của mũ.
Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ của đầu khi thử nghiệm.
Kính bảo vệ (nếu có), phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Phải chịu được thử nghiệm. Sau khi thử, kính không được vỡ, nếu kính bị vỡ, không được có các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 60°:
– Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm phải phù hợp:
+ Không được nhỏ hơn 85 % trong trường hợp kính trong suốt, không màu;
+ Không nhỏ hơn 50 % trong trường hợp kính trong suốt, có màu nhạt. Tuy nhiên trên kính phải có ghi chú thông tin: “Chỉ dùng cho ánh sáng ban ngày”.
– Không được gây ra bất kỳ sự sai khác nào về hình ảnh tới mức có thể nhận thấy được khi nhìn qua kính bảo vệ; không gây ra nhầm lẫn giữa các mầu trên biển báo và đèn tín hiệu giao thông.
Mũ có thể có các lỗ thông gió cho đầu người đội mũ. Phần che tai của mũ có thể có các lỗ để nghe.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://phunutoday.vn/di-xe-may-khong-doi-mu-bao-hiem-bi-phat-bao-nhieu-theo-quy-dinh-moi-nhat-2024-d408787.html” name=”giaitri.thoibaovhnt.vn”]