( Yeni ) – Thời điểm từ ngày 1/7/2024, Luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực và đi vào thực hiện, theo đó, người lần đầu làm thẻ Căn cước sẽ được hưởng quyền lợi dưới đây.
Quy định có lợi đối với người làm thẻ Căn cước lần đầu
Theo khoản 11 Điều 2 Luật Căn cước số 26/2023/QH15), thẻ Căn cước là một trong các loại giấy tờ tùy thân mới của công dân, có chứa đựng thông tin về căn cước và thông tin khác đã tích hợp của chủ thẻ.
Người làm thẻ Căn cước lần đầu sẽ được ưu tiên
Theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước năm 2023, công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu.
Như vậy, khi cấp thẻ Căn cước lần đầu, người dân sẽ được miễn khoản lệ phí cấp thẻ.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp cũng không phải nộp lệ phí khi cấp thẻ, cấp lại thẻ Căn cước. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước 2023. Cụ thể:
– Công dân đã có thẻ Căn cước thực hiện cấp đổi khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
– Thông tin về đơn vị hành chính trên thẻ Căn cước thay đổi do đơn vị hành chính bị sắp xếp và người được cấp thẻ Căn cước có nhu cầu cấp thẻ Căn cước mới.
– Thẻ Căn cước có thông tin bị sai sót do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước.
– Các trường hợp công dân Việt Nam được cấp thẻ Căn cước lần đầu như: Từ đủ 14 tuổi trở lên mà trước đó chưa thực hiện cấp thẻ Căn cước hoặc dưới 14 tuổi nhưng có nhu cầu thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.
Lưu ý, hiện nay Bộ Công an chưa có hướng dẫn chi tiết về mức phí cụ thể cho các trường hợp cấp thẻ, cấp đổi thẻ Căn cước.
Công dân có nhu cầu đổi từ CMND/CCCD sang thẻ Căn cước thì có thể thực hiện thủ tục để được cấp thẻ Căn cước
Một số trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
– Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip hết hạn sau ngày 1/7 (thời hạn in trên mặt trước, góc dưới cùng bên trái của thẻ) thì phải đổi sang thẻ căn cước.
– Luật Căn cước quy định các loại chứng minh nhân dân sẽ có giá trị đến hết ngày 31/12/2024. Sau thời điểm này, người dân bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước.
Ngoài ra, người dân có thể làm thủ tục cấp thẻ căn cước (theo nhu cầu) trong một số trường hợp sau:
– Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước lần đầu, thông qua người đại diện. Đây là quy định mới tại luật Căn cước so với luật CCCD, nhằm mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước.
– Công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng muốn đổi sang thẻ căn cước.
– Công dân có thay đổi thông tin về nhân thân, thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính, khi số định danh cá nhân được xác lập lại….
Cũng theo khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước quy định, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
[yeni-source src=”https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ke-tu-1-7-2024-nguoi-dan-duoc-huong-them-1-quyen-loi-dac-biet-khi-lam-the-can-cuoc-807383.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/ke-tu-1-7-2024-nguoi-dan-duoc-huong-them-1-quyen-loi-dac-biet-khi-lam-the-can-cuoc-d408485.html” name=”giaitri.thoibaovhnt.vn”]