( Yeni ) – Mặc dù nó có màu sắc đen sì, không bắt mắt nhưng giàu chất xơ, protein và sắt nên ngày Tết nhà nào cũng dùng trong các món ăn mà không sợ xui.
Mộc nhĩ là loại thực phẩm được dùng trong không ít món ăn ngày Tết. Mặc dù nó có màu sắc đen sì, không bắt mắt nhưng giàu chất xơ, protein và sắt nên ngày Tết nhà nào cũng dùng trong các món ăn mà không sợ xui.
Lợi ích của mộc nhĩ
Theo y học cổ truyền, mộc nhĩ có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Loại nấm làm thuốc tốt nhất là nấm mèo đen.
Theo tây y, ăn mộc nhĩ còn có tác dụng làm giảm cholesterol cấp nói chung, và đặc biệt để giảm mức độ cholesterol xấu. Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản nên là thức ăn thích hợp cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành.
+ Phòng các bệnh về tim mạch: Vitamin K và các chất khoáng phong phú như canxi, magie, làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối.
+ Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Mộc nhĩ chứa các thành phần hoạt tính lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp cholesterol trong gan, ngăn ngừa tích tụ mỡ ở thành động mạch và xơ vữa động mạch. (Theo bác sĩ Dương Thị Phượng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)
+ Thanh lọc đường ruột: Chất keo nhầy trong mộc nhĩ kết dính những tạp chất trong hệ tiêu hóa và tống chúng ra ngoài cơ thể, từ đó làm sạch ruột và dạ dày. Ngoài ra, mộc nhĩ rất giàu chất xơ và một loại collagen thực vật đặc biệt, chống táo bón, giúp cơ thể kịp thời thanh lọc và đào thải thức ăn.
+ Giảm béo: Thành phần axit nucleic trong mộc nhĩ có thể giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Dùng liên tục một tuần có thể giảm cân và vòng một căng đầy.
+ Làm đẹp: Nấm mèo rất giàu protein và vitamin E giúp da tươi sáng, mịn màng. Ngoài ra, mộc nhĩ có hàm lượng sắt cao giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt.
Lưu ý: Mộc nhĩ có tác dụng hoạt huyết chống tụ, những người có bệnh xuất huyết không nên ăn. Đặc biệt phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều.
Cách chế biến mộc nhĩ
Nấm mèo tươi có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng “morpholine”, rất nhiều trường hợp ăn xong nấm mèo rồi tiếp xúc ngay với nắng gây ngứa ngấy khắp người, rất khó chịu. Nếu gặp những trường hợp di ứng nặng thì có thể dẫn đến hoại tử da.
Mọi người nên lưu ý là không nên ăn nấm mèo tươi ngay sau khi hái trên cây, giá thể bịch nuôi trồng mà phải phơi qua nắng để nấm khô đi, sau đó mới có thể sử dụng.
Nấm mèo khô thì trước tiên cần phải ngâm nước cho nấm nở đều, với thời gian khoảng 30 phút, nếu cần ngâm lâu cũng không nên quá 3 – 4 tiếng. Tránh ngâm quá lâu hoặc để qua đêm, sẽ dẫn đến sản sinh nhiều chất độc trong nấm, có hại cho sức khỏe.
Không nên sử dụng nước nóng để ngâm cho nấm mau nở, đây là việc làm sai lầm vì tuy nấm có nhanh nở hơn khi ngâm với nước lạnh nhưng chất morpholine trong nấm lại không có nhiều thời gian để trung hòa.
Ngâm nấm mộc nhĩ trong nước mát khoảng 30 phút. Nấm mèo sau khi phơi khô dùng để chế biến món ăn sẽ có mùi thơm và dai hơn
Nếu bạn ngâm quá nhiều nấm và dùng không hết có thể đem phơi khô sau đó đóng túi kín bảo quản để sử dụng lại cho có dịp chế biến sau.
Hiện nay trên thị trường có một số loại nấm mèo khô ở các dạng thô khác nhau, nên sau khi ngâm nước nếu nấm còn chân nên dùng dao cắt sạch. Với nước ngâm nấm mèo nếu có nhiều tạp chất nên đổ đi và rửa lại nấm bằng nước mát.
Món ngon từ mộc nhĩ
1. Trứng chiên đậu phụ nấm mèo
Chuẩn bị: 5 quả trứng, 1 thanh đậu phụ, 2 tai nấm mèo
Thực hiện:
Đập trứng ra bát cho gia vị khuấy đều. Đậu phụ dằm nhuyễn khuấy cùng trứng.
Mộc nhĩ ngâm nước lạnh cho nở, thái nhỏ trộn cùng trứng và đậu phụ, cho một xíu mắm, mì chính khuấy đều.
Bắc chảo dầu để nóng dầu vặn nhỏ lửa, lấy muôi to múc hỗn hợp trứng đổ vào chảo thành miếng tròn như bánh rán, lật qua lại khi có màu vàng giòn là được.
2. Giá đỗ xào mộc nhĩ chay
Chuẩn bị: 500 gram giá đỗ, 2 cái mộc nhĩ loại to, 2 cây hành lá, Mì chính, hạt nêm.
Thực hiện:
Giá đỗ rửa sạch, mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân, rửa sạch, hành cắt lấy lá rửa sạch. Mộc nhĩ thái sợi.
Cho dầu ăn vào chảo, cho giá vs mộc nhĩ vào xào chín, nêm gia vị vừa ăn, cho hành vào đảo đều bày ra đĩa và dùng nóng.
3. Thịt gà xào mộc nhĩ nấm hương
Chuẩn bị: 200 gr lườn gà tươi, 6 cái nấm hương khô, 1 cái mộc nhĩ khô, 10 ml dầu oliu
1 củ hành khô, 2 thìa nhỏ ;hạt tiêu, 1 miếng lê tươi.
Thực hiện:
Luộc sơ lườn gà cho chín rồi xé nhỏ, sau đó đem 2 thìa tiêu trộn cùng gà cho thơm đều.Ngâm mộc nhĩ nấm hương cho nở ra rồi thái nhỏ để ra bát. Xắt nhỏ hành khô. Giữ lại 1/2 chén nhỏ nước dùng gà vừa luộc, thái nhỏ lê tươi rồi cho vào đun cho lê ra nước ngọt.
Bắc bếp lên, sau đó cho 10ml dầu oliu phi với hành khô cho thơm, bỏ nấm hương mộc nhĩ vào xào chín. Nước lê sau khi sôi và lê đã chín mềm, ta đổ vào chảo mộc nhĩ nấm hương đảo đều rồi trút gà vào xào nhanh cho khô săn lại.
Bắc ra đĩa rồi rắc thêm ít tiêu và mùi ta lên và dùng. Đây là một món ăn khá đơn giản, ít calo dành cho các mẹ muốn ăn kiêng giảm béo hiệu quả.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/mon-den-xi-nha-nao-cung-nau-dip-tet-ma-chang-so-xui-chua-sat-gap-100-lan-thit.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/mon-den-xi-nha-nao-cung-nau-dip-tet-ma-chang-so-xui-chua-sat-gap-100-lan-thit-d351160.html” name=”Xe và Thể thao”]