( Yeni ) – Người dân tại tỉnh Phú Thọ có nghề nuôi tằm lá sắn lấy thịt mang lại giá trị kinh tế cao. Nhìn tằm là sắn có nhiều người sẽ thấy sợ nhưng nó là loại đặc sản thơm ngon.
Xưa nay người ta thường nuôi tằm để lấy tơ, dệt lụa. Nhưng ở Phú Thọ, người ta nuôi tằm để lấy thịt, gọi là tằm lá sắn vì nuôi bằng lá sắn chứ không phải bằng lá dâu như tằm lấy tơ. Loại tằm này rất giàu đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin (A, B1, B2, PP, C), khoáng chất (nhất là canxi và photpho).
Theo Đông y, tằm chín vị mặn, bùi béo, thơm ngậy, tính tấm, được dùng làm thuốc bổ thần kinh, dành cho người ăn ngủ kém, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, cơ thể suy nhược,… Với dân sành ăn, tằm lá sắn là món đặc sản được chế biến rang, ăn kèm với lá mơ, lá lốt hoặc lá sung.
Anh Hoàng Văn Đảm (37 tuổi, Phú Thọ) là một trong số những nông dân phát triển nghề nuôi tằm lấy thịt ở Phú Thọ. Anh cho biết nghề nuôi tằm giúp nông dân có khoản thu nhập ổn định vì không mất tiền mua thức ăn, quy trình nuôi lại đơn giản và giống ngắn ngày. Từ giai đoạn trứng đến khi thu hoạch, khi toàn bộ cơ thể con tằm sẽ ngả sang màu vàng, chất thải trong cơ thể được đào thải sạch sẽ để chuẩn bị bước vào giai đoạn nhả tơ chỉ khoảng hơn 20 ngày.
Giống tằm sắn được lấy từ cơ sở nhân giống ở Phú Thọ với giá 500.000 – 800.000 đồng mỗi lạng trứng. Sau đó người nuôi đem ủ trong những chiếc khay nhỏ, 3-4 ngày sau tằm con sẽ nở. Tằm con vừa nở đã biết ăn và lớn rất nhanh. Trong 20 ngày nuôi nấng phải liên tục bổ sung lá sắn bất kể ngày đêm bởi tốc độ ăn của loài sâu này rất nhanh. Nếu để thiếu lá sắn chỉ vài tiếng là chúng có thể sẽ chết.
Anh Đảm cho biết: “Với 1 lạng trứng tằm giá khoảng 1 triệu đồng, sau hơn 20 ngày nuôi nấng có thể thu về hơn 100kg tằm thịt. Giá tằm thịt da động trong khoảng 110.000 – 120.000 đồng/kg. Trừ đi các chi phí, mỗi lứa thu về 50-70 triệu đồng”.
Không chỉ có người dân Phú Thọ, người dân Thanh Hóa khoảng 3 năm trở lại đây cũng tận dụng lá sắn vốn bỏ đi để nuôi tằm.
Anh Huỳnh Văn Thơ (Thanh Hóa) cho hay cứ đến tháng 8 đổ về cuối năm, gia đình anh lại tận dụng nhà kho trống để trải bạt, nuôi tằm. Sau một lứa tằm người mới phải dọn vệ sinh, khử khuẩn một lần để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh và an toàn cho lứa tiếp theo. Vừa qua, gia đình anh thu hoạch được hơn 2 tại tằm thương phẩm nên bước vào công đoạn dọn dẹp chuồng trại chuẩn bị cho lứa tiếp theo.
Tằm chín sẽ có thương lái đến tận nhà thu mua và mang đi các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, Thanh Hóa,… để bán cho các nhà hàng. Giá tằm hiện dao động 70.000-80.000 đồng/kg, có thời điểm 120.000 đồng/kg và thường không biến động nhiều mà nguồn ra và giá cả đều rất ổn định. Nuôi tằm không lo rủi ro sâu bệnh, mất trắng mà lại được giá và chi phí đầu tư rất thấp. Nhờ vậy mà nhiều nông dân thoát nghèo, thậm chí là trở thành triệu phú nhờ nghề nuôi tằm.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/nghe-la-o-viet-nam-nuoi-loai-dac-san-nhin-thay-so-nhung-chua-day-1-thang-lai-gap-10-lan.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nghe-la-o-viet-nam-nuoi-loai-dac-san-nhin-thay-so-nhung-chua-day-1-thang-lai-gap-10-lan-d342278.html” name=”Xe và Thể thao”]