( Yeni ) – Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh được việc vay hoặc cho vay tiền. Qua chuyện vay mượn tiền, chúng ta có thể nhìn thấu được những người ở bên cạnh mình.
Tiền là phương tiện, là thước đo vật chất trong xã hội này. Nhờ có tiền, chúng ta có thể đảm bảo cuộc sống ổn định, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp và nhìn thấu được người ở bên cạnh mình.
Vì sao nói câu: “Tiền khi cho vay là bằng hữu, khi đòi lại là kẻ thù?”
Người xưa có câu “Tiền khi cho vay là bằng hữu, khi đòi lại là kẻ thù”. Quả đúng như vậy. Khi mượn tiền có thể nhìn thấu lòng người, khi trả tiền có thể nhìn thấu nhân cách. Sống trên đời, không ai tránh được những lúc khó khăn, khốn khó cần phải vay tiền, mượn nợ. Người cho bạn vay tiền khi bạn khốn khó nhất, người ấy chính là quý nhân của bạn. Dù có thế nào, bạn cũng phải biết ơn và tránh làm tổn thương họ.
Vay tiền rất khó mở miệng. Thế nhưng, nếu bạn muốn vay, sau đó được cho vay một cách vô điều kiện. Đó không chỉ đơn giản là tiền mà còn là sự tín nhiệm, động viên và cổ vũ. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, có một thực tế phũ phàng rằng: Đứng khi vay tiền nhưng quỳ để đòi nợ.
Những người cho bạn vay tiền trong thời buổi khó khăn này không nhiều. Nếu may mắn có được người như vậy trong đời, hãy trân trọng. Họ giúp bạn chỉ vì hi vọng bạn sẽ sống tốt hơn. Vì thế, hãy biết ơn những người sẵn sàng bỏ tiền ra vì bạn, dù họ là người thân, người yêu hay bạn bè…
Khi mượn tiền có thể nhìn thấu lòng người, khi trả tiền có thể nhìn thấu nhân cách. Ảnh: minh họaNgười sẵn sàng cho bạn vay tiền không phải do họ nhiều tiền hay ngu ngốc mà đối với họ, tình bạn quan trọng hơn tiền nong. Bạn không cần thành bè, chỉ cần luôn sát cánh bên nhau là được; tình không đong đếm lâu dài, quan trọng là khi cần giúp đỡ sẽ có người dang tay ra giúp mình.
Chân tình đơn giản lắm. Nghĩa trọng cũng tương đương. Đó không phải những lời hoa mỹ lúc đắc ý mà là một cánh tay kéo bạn lên lúc khó khăn nhất. Đừng khoe khoang tiền bạc của mình, người chết rồi cũng không mang đi được. Tiền kiếm mãi không hết nhưng sinh mệnh thì có hạn. Con người bán sức có thể kiếm ra tiền nhưng khi dồn hết tiền bạc, dù có nhiều đến đâu họ cũng không mua được sinh mạng của mình.
Sống ở đời, có người sẵn sàng vì bạn mà bỏ tiền, đó là hạnh phúc. Có người tình nguyện cho bạn vay tiền, đó là sự hỗ trợ lớn lao. Tiền bản thân tự kiếm ra, đó là sự vất vả. Sống, hãy học cách hài lòng.
Những người tuyệt đối không nên cho vay tiền
Để tránh phải tình trạng “Tiền khi cho vay là bằng hữu, khi đòi lại là kẻ thù”, mọi người nên tránh cho vay những đối tượng dưới đây.
Người có tài chính, thu nhập không ổn định
Vay tiền chắc chắn phải trả. Bạn nên cho người có thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ vay tiền. Nhưng người không có tài chính và thu nhập ổn định thì khác. Tiền còn không có mà ăn, họ lấy đâu ra trả nợ? Nhiều người muốn trả tiền nhưng họ lại không có khả năng để trả lại.
Có thể cho bạn vay tiền một cách vô điều kiện trong lúc bạn cần nhất, đó chính là quý nhân của cuộc đời bạn. Năng lực của họ, cố gắng lắm cũng chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt. Khi vay mượn với số tiền lớn, có thể họ có lý do riêng như thuê xe, mua nhà, làm đám cưới cho con cái… Dù có cam kết trả nợ với lãi suất cao đến mấy, họ cũng khó mà trả được món nợ này. Do đó, nếu bạn có thừa khả năng thì coi như giúp đỡ, biếu tặng. Còn nếu không, đừng vì sĩ diện mà cho vay kẻo đến khi đòi lại còn khó hơn lên trời.
Người có nhân phẩm kém
Nếu một người vướng phải các tệ nạn xã hội, nhân phẩm thấp kém, đối nhân xử thế tệ hại, phẩm hạnh bất chính, người này không phải là người tử tế. Dù họ có năn nỉ hay cầu xin, thậm chí lấy tài sản ra để thế chấp cũng không nên vì một phút “yếu lòng” mà cho vay kẻo dính vào rắc rối.
Người mượn ít tiền nhưng mượn nhiều người. Có nhiều người vay mượn bạn chỉ vài trăm nghìn hoặc vài triệu. Số tiền không lớn lắm nên từ chối cũng ngại. Dẫu họ thường xuyên chậm trả nợ, bạn vẫn chấp nhận cho vay.
Bỗng một người bình thường không hề thân thiết, lâu rồi cũng chẳng liên lạc bất ngờ gọi bạn để vay tiền thì nên cẩn trọng. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện người này đồng thời mượn tiền của rất nhiều người thì nên cẩn trọng. Có thể, họ cầm tiền của bạn để đi trả nợ người khác; cũng khó kiểm soát họ đã trả hết nợ cho những người kia chưa hay đang ôm một đống nợ mà vẫn đi mượn thêm?
Người một thời gian dài không liên lạcTrên mạng xã hội có một câu nói vô cùng thú vị rằng: “Nếu một người không thân thiết lắm tới tìm bạn vay tiền, vậy thì đừng cho vay. Bởi lẽ họ đã không vay nổi tiền từ những người thân thiết nữa rồi”.
Vì thế, bỗng một người bình thường không hề thân thiết, lâu rồi cũng chẳng liên lạc bất ngờ gọi bạn để vay tiền thì nên cẩn trọng. Có thể, người này có tín dụng vay mượn tệ đến nỗi chẳng ai chấp nhận cho vay nên mới phải nhờ tới bạn. Người thân thiết còn vay mượn không nổi, người này chắc chắn có vấn đề. Chưa kể, bạn với họ cũng chẳng thân thiết tới mức khiến họ phải day dứt vì một món nợ. Biết đâu được khi vay được tiền rồi, họ lại lặn mất tăm mất tích như chưa từng xuất hiện?
Người từng “bùng nợ”
Với những người vay mượn tiền xong thường xuyên chậm trễ, lèo lái, giả vờ quên hay thậm chí là “bùng nợ” và xem như không có chuyện gì xảy ra, nhân phẩm của những người này chắc chắn có vấn đề. Vì thế, dẫu họ có thề thốt hay hứa hẹn điều gì, bạn tuyệt đối không được tin tưởng.
Có câu nói rất hay rằng: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Cho mượn 1 lần mà chưa trả thì đừng dại mà cho mượn thêm. Đến lúc mất trắng thì một phần lỗi lầm cũng là do mình mà thôi.
Người không biết đúng sai, không nói lý lẽ
Có một số người tư duy lạ lùng. Khi vay mượn thì nói lời ngon tiếng ngọt, nhưng khi mượn được rồi thì lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng. Họ suy nghĩ theo kiểu, đã mượn rồi thì sao phải trả, đã tiêu hết rồi thì lấy đâu ra mà trả, không trả tiền thì làm gì được nhau. Thậm chí, họ còn mặt dày cho rằng hành động đáng xấu hổ này của mình là bản lĩnh.
Có thể cho những người cấp bách vay tiền nhưng hãy nói không với người lười biếng. Ảnh: minh họaThực tế, người mà có bản lĩnh thực sự thì đã không đi vay nợ. Nếu cần đi vay, người có bản lĩnh sẽ tìm mọi cách để kiếm tiền, trả lại cả gốc lẫn lãi cho người ta. Còn nếu không, bạn đừng dại dột cho những người này mượn tiền kẻo rước họa vào thân. Nói lý lẽ bằng việc đối chất giấy ghi nợ, họ sẽ không chịu thừa nhận, chối bay chối biến, nói tình nghĩa bạn bè chỉ càng khiến họ ngang ngược hơn.
Vay tiền dùng cho việc không chính đángNgười xưa có câu “Vay gạo không vay củi”. Bạn có thể cho những người cấp bách vay tiền nhưng hãy nói không với người lười biếng.
Tuy nhiên, việc cấp bách hay không cũng phải chia thành nhiều trường hợp.Nếu một người vay tiền để đầu cơ tích trữ, để mua nhà mua xe, để phục vụ nhu cầu vật chất… chúng ta không thể cho vay bởi rủi ro đi kèm là quá cao.
Người thân, họ hàng có tính cách xấu
Người xưa có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế nên nhiều người thường lấy đây là cái cớ để vay tiền người thân, họ hàng với muôn kiểu lý do được đưa ra. Tuy nhiên, khi cho vay tiền bạn cần nhìn vào tính cách của người thân này. Dù có thân đến mấy thì cũng không nên trao tiền cho những người có tính cách xấu. Bởi cho vay xong rồi, đến khi đi đòi nợ chắc chắn không khác gì cực hình.
Có câu nói rằng: “Bạn bè chơi với nhau, quý ở thoải mái, quý ở thẳng thắn. Tôi không hy vọng họ khó mở lời khi tìm tôi vay tiền, cũng không hi vọng mình phải dè dặt khi tìm họ đòi tiền”.
Dù trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào, chữ tiền càng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và khó xử lý hơn. Tiền là mồ hôi công sức, thành quả lao động mọi người vất vả mới có thể làm ra. Người vay mượn dù có thân thiết đến mấy, trước tiên bạn cũng cần phải suy nghĩ cẩn trọng, xem xét nhân phẩm và tính cách của họ. Đừng dại dột mà mang rủi ro, rắc rối về cho mình.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/nguoi-xua-day-tien-khi-cho-vay-la-bang-huu-khi-doi-lai-la-ke-thu-vi-sao-vay.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nguoi-xua-day-tien-khi-cho-vay-la-bang-huu-khi-doi-lai-la-ke-thu-vi-sao-vay-d328598.html” name=”Sài Gòn Thể Thao”]