( Yeni ) – Thông qua phản ứng của con, cha mẹ có thể phần nào nhận thấy tính cách của bé và có sự điều chỉnh trong cách giáo dục con.
Mỗi cha mẹ lại có một quan điểm, cách giáo dục con khác nhau. Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ không thể tránh được việc mắng khi con mắc lỗi hay không nghe lời.
Khi bị mắng, trẻ sẽ có phản ứng khác nhau. Có bé thì im lặng nghe cha mẹ nói nhưng cũng có bé sẽ cãi lại. Theo các nhà khoa học, phản ứng khác nhau của bé phản ánh sự khác nhau trong tính cách. Tương lai của chúng cũng sẽ khác nhau rất nhiều.
Quan sát phản ứng của con mỗi khi bị mắng có thể giúp cha mẹ dự đoán tính cách trong lương lai.
Trẻ im lặng
Những đứa trẻ im lặng khi bị mắng thường có xu hướng nhạy cảm hơn và có thể có cả cảm giác tự ti.
Dù ở độ tuổi nào, con cũng muốn nhận được sự công nhận từ cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ phải tiếp nhận những lời khiển trách nặng nề từ cha mẹ quá nhiều sẽ khiến tinh thần của bé suy yếu. Con không thể sữa chữa sai lầm mà cảm thấy bản thân kém cỏi, tự ti, làm gì cũng không đúng.
Trong trường hợp, con sẽ có ý thức thấp về giá trị bản thân, càng ngày càng ngại bày tỏ quan điểm, ngại phản bác và có xu hướng âm thầm chịu đựng bất công đối với mình.
Trẻ im lặng khi bị cha mẹ mắng cũng là một dấu hiệu cho thấy khoảng cách của cha mẹ và con cái càng ngày càng lớn. Con im lặng có thể do quá sợ hãi và không dám phản kháng. Việc trẻ không chia sẻ suy nghĩ của mình với cha mẹ có nghĩa là trẻ đang tự khép mình lại. Khi đó, cha mẹ muốn gần gũi, bước vào thế giới của con sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Trẻ im lặng khi bị mắng sẽ dần hình thành thói quen âm thầm chịu đựng, không dám bộc lộ bản thân. Điều này khiến con ngày càng rụt rè, nhút nhát. Những đứa trẻ như vậy sẽ cảm thấy sợ hãi trước xã hội, thậm chí dễ bị đối xử tệ bạc.
Trẻ hay nói lại
Trong mắt người lớn, đứa trẻ hay nói lại khi bị cha mẹ nhắc nhở thường là kiểu không nghe lời, cảm tính. Tuy nhiên, những đứa trẻ như vậy cũng có ưu điểm.
Đầu tiên, trẻ dũng cảm nói ra những suy nghĩ của mình cho thấy bé có tính cách hướng ngoại và dám thể hiện bản thân. Con có nhu cầu được bày tỏ quan điểm với người khác và được mọi người tôn trọng ý kiến. Những đứa trẻ như vậy thường có chính kiến, thế giới quan và nhận thức riêng.
Tương lai, khi gặp chuyện bất bình hay lúc cần thể hiện quan điểm, con sẽ biết lên tiếng để bảo vệ bản thân.
Hành động cãi lại cũng là cách để trẻ giải tỏa cảm xúc, suy nghĩ trong lòng. Đó là một điều tốt. Trẻ không nói ra khiến tâm sự, nỗi lòng không được giải tỏa, lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tâm lý.
Thực tế, dù trẻ có phản ứng gì thì cha mẹ vẫn cần giao tiếp với con nhiều hơn trong cuộc sống. Giao tiếp là cách để cha mẹ lắng nghe, thấu hiểu con và đưa ra những điều chỉnh trong phương pháp giáo dục cho phù hợp, để con có tương lai tốt đẹp hơn.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/tre%cc%89-ca%cc%83i-la%cc%a3i-va-tre%cc%89-im-la%cc%a3ng-khi-mang-tuong-lai-co-su%cc%a3-khac-bie%cc%a3t-ro%cc%83-re%cc%a3t-cha-me%cc%a3-chu-y.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/tre-cai-lai-va-tre-im-lang-khi-mang-tuong-lai-co-su-khac-biet-ro-ret-cha-me-chu-y-d328692.html” name=”Sài Gòn Thể Thao”]