( Yeni ) – Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường thường là do thói quen ăn uống kém lành mạnh. Thậm chí có nhiều người trẻ mắc bệnh này và qua đời đáng tiếc.
Nữ sinh 20 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, nguyên nhân cũng chỉ vì thói quen ăn uống
Đó là trường hợp của một nữ sinh viên năm 2 ở Trung Khánh (Trung Quốc). Vì không thể kiểm soát được lượng đường huyết nên cuối cùng cô đã phải từ giã cuộc đời ở tuổi 20 do gặp biến chứng của tiểu đường sau khi chỉ số đường huyết tăng qúa cao.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến cô gái trẻ gặp tình trạng đáng tiếc này là vì thói quen sinh hoạt không tốt. Trong thời gian đi học đại học, cô thường xuyên thích gì ăn nấy, ăn theo khẩu vị. Mà những thứ cô thích thì lại thuộc nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết. Hơn nữa, cô lại không hề biết bản thân bị tiểu đường do không có đi khám. Vì thế, suốt một quãng thời gian dài, chỉ số đường huyết cứ ở mức cao mới dẫn tới biến chứng. Từ đó gây nên cái c.hết thương tâm của cô gái trẻ.
Các bác sĩ cũng rất lấy làm đáng tiếc. Họ hy vọng rằng sau trường hợp của cô gái này, mọi người sẽ biết ý thức hơn trong vấn đề ăn uống. Bởi, thông qua bạn bè của cô gái trẻ, các bác sĩ phát hiện ‘thủ phạm’ gây bệnh không ai khác chính là những thứ thực phẩm quen thuộc mà chúng ta vẫn thường ăn.
Bác sĩ cảnh báo những loại thực phẩm cực độc hại, không được ăn nhiều, ăn thường xuyên trong một thời gian dài vì khiến đường huyết tăng cao.
Những thực phẩm không nên ăn vì gây đường huyết tăng cao
1. Ăn đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh thật cám dỗ, đặc biệt là khi bạn đang đói. Nhưng hầu hết các loại đồ ăn nhanh có lượng chất béo, calo và muối cao, tất cả các yếu tố đó đều làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường typ 2, giảm khả năng giảm cân thành công và khiến đường máu của bạn tăng vọt. Một nghiên cứu năm 2011 thấy rằng ăn một bữa ăn đồ ăn nhanh đầy dầu mỡ làm tăng mức đường máu lên đến 32% ở những người khỏe mạnh không mắc tiểu đường.
Đồ ăn nhanh nhiều muối cũng có thể làm tăng huyết áp, điều đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị tiểu đường – những người mà theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng dễ tử vong hơn bởi các bệnh tim mạch 2-4 lần so với những người không mắc bệnh.
2. Mì gói
Mì ăn liền là loại thực phẩm hầu hết các bạn sinh viên đều ăn, là một bữa ăn nhanh gọn, tiện lợi. Tuy nhiên, mì gói được chế biến từ tinh bột tinh chế, tinh bột tinh chế đã loại bỏ chất xơ hòa tan, từ đó khiến đường được hấp thu vào máu dễ dàng hơn. Điều này cũng khiến cho chỉ số đường huyết thực phẩm GI của chúng cao hơn so với gạo trắng.
3. Đồ uống có ga
Mọi người đều thích uống đồ uống có ga, đặc biệt trong một số cuộc tụ họp, nó là một trong những thức uống được gọi nhiều nhất. Tiêu thụ nước ngọt có ga có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, sau đó thường tiến triển đến trục trặc về chuyển hóa đường cũng như năng lượng.
Nghiên cứu của Trường Y tế công Harvard chỉ ra rằng uống từ một đến hai lon đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%. Đối với nhữn người mắc bệnh tiểu đường, nếu uống nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao, gây biến chứng tiểu đường, nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
4. Kẹo
Theo Livestrong, những loại thức ăn chứa nhiều đường và carbohydrate xấu như kẹo, bánh quy, sirô, và soda rất ít giá trị dinh dưỡng lại còn gây biến động lượng đường trong máu và khiến bạn tăng cân. Cả hai yếu tố này đều làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hãy tập làm thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt của bạn bằng những loại đồ ăn vặt chứa carbohydrate tốt như trái cây tươi. Táo, dâu, lê, nho, cam đều có vị ngọt, hương vị thơm ngon và giàu chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose. Đây là những lựa chọn tốt để kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy ăn trái cây tươi kèm với một loại thực phẩm giàu protein như pho mát, sữa chua không béo hoặc một số loại hạt để hạn chế sự tác động đến nồng độ đường huyết.
5. Các loại thịt và chế phẩm từ sữa giàu chất béo
Các loại thịt và sản phẩm từ sữa giàu chất béo là nguồn cung cấp dồi dào chất béo bão hòa – một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày. Họ cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh tiểu đường.
Những loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt bò thăn, cừu, nội tạng động vật, sườn lợn, thịt gia cầm sẫm màu, gà rán và các loại chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt nguội. Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo bao gồm sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ và pho mát, như cheddar (loại pho mát dày).
Để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cần kết hợp một lượng vừa phải các nguồn chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng nhày, chẳng hạn như các loại hạt và dầu ô liu.
6. Nước ép trái cây
Mặc dù trái cây, loại thực phẩm chứa carbohydrate giàu chất xơ là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng không thể suy ra rằng nước ép trái cây cũng có công dụng tương tự. Mặc dù cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn so với soda và các loại đồ uống có đường khác, nhưng nước ép trái cây, ngay cả loại nguyên chất 100%, cũng chứa rất nhiều đường trái cây, ít chất xơ, gây biến động nồng độ đường huyết.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên thay vì uống nước ép trái cây, mọi người hãy tăng cường ăn trái cây tươi vừa giúp thỏa cơn thèm ngọt vừa mang lại lượng chất xơ đầy đủ cho cơ thể ho. Như thế, bạn có thể duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn và hạn chế lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/nu-sinh-20-tuoi-qua-doi-do-tieu-duong-nguyen-nhan-vi-an-uong-sai-cach-6-mon-nguoi-nao-cung-nen-tranh.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nu-sinh-20-tuoi-qua-doi-do-tieu-duong-nguyen-nhan-vi-an-uong-sai-cach-6-mon-nguoi-nao-cung-nen-tranh-d320301.html” name=”Khoevadep”]