( Yeni ) – Quần áo giặt bằng máy dễ bị quấn chặt vào nhau gây ra tình trạng nhăn nhúm. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy xem mẹo dưới đây.
Trước khi giặt, hãy phân loại quần áo theo màu sắc và chất liệu
Nhiều người không chú ý đến việc phân loại quần áo trước khi giặt mà tiện tay nhét tất cả đồ vào rồi chọn chế độ cho máy hoạt động. Việc này sẽ khiến quần áo dễ bị loang màu, nhanh hỏng.
Trước khi giặt, hãy phân loại quần áo theo màu sắc và chất liệu. Nên kiểm tra xem trong túi quần áo còn các món đồ để quên như chìa khóa, tiền… hay không.
Ngâm quần áo trước khi giặt sạch
Sau khi máy giặt xả đầy nước và hòa tan hết bột giặt, bạn có thể tạm dừng máy để ngâm quần áo khoảng 20 phút. Cách này sẽ giúp các vết bẩn được xử lý tốt hơn. Sau đó chỉ cần ấn nút cho máy tiếp tục chu trình giặt là được.
Thêm giấm gạo vào máy giặt
Giấm gạo không chỉ giúp tẩy các vết bẩn cứng đầu mà còn khử mùi hôi trên vải hiệu quả.
Bạn hãy cho quần áo vào máy giặt. Sau đó, cho bột giặt và 200ml giấm vào máy. Chọn chu trình giặt như bình thường để giấm và bột giặt được hòa tan vào nước. Lúc này, bạn có thể ấn nút tạm dùng và ngâm quần áo khoảng 20 phút sau đó mới để máy tiếp tục hoạt động.
Chọn đúng loại bột giặt/nước giặt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột giặt/nước giặt khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng riêng như giặt tay, dùng cho máy giặt cửa trên, dùng cho máy giặt cửa trước. Mỗi loại sẽ có khả năng tạo bọt khác nhau.
Nhiều người chỉ nhìn thương hiệu của sản phẩm không chú ý đến việc lựa chọn đúng loại bột giặt phù hợp khiến quần áo không sạch, dễ đóng cặn bột giặt trên quần áo.
Dùng đúng loại chất tẩy rửa là cách tốt nhất để bảo vệ quần áo và đảm bảo máy giặt hoạt động ổn định.
Bạn chỉ nên dùng một lượng bột giặt vừa đủ (theo hướng dẫn của nhà sản suất) để tránh tình trạng tạo ra quá nhiều bọt, khiến bọt tràn ra ngoài làm hư hỏng máy.
Chọn nhiệt độ nước
Với quần áo không quá bẩn, bạn có thể chọn chế độ giặt bằng nước lạnh. Trong khi đó, nếu muốn làm sạch sâu và loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, nước ấm hoặc nước nóng sẽ là lựa chọn tốt. Lưu ý, khi giặt bằng nước nóng, máy giặt sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Bạn cũng phải chú ý đến thông tin ghi trên nhãn mác để biết được chất liệu của quần áo có chịu được việc giặt bằng nước nóng hay không.
Điều chỉnh tốc độ vắt phù hợp
Với quần áo mỏng nhẹ, quần áo trẻ em hoặc những ngày trời nắng ráo, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ, vắt với tốc độ thấp.
Với quần áo thông thường, độ dày vừa phải, bạn có thể chọn tốc độ vắt lớn hơn.
Với quần áo làm từ chất liệu dày, cứng, chọn chế độ vắt mạnh sẽ giúp quần áo nhanh khô hơn.
Khi giặt những món đồ dễ bị nhăn, hãy chọn chế độ vắt thấp. Tốc độ vắt thấp giúp tránh tình trạng đồ bị vặn xoắn, nhăn nhúm.
Dùng túi giặt
Túi giặt thường là các loại túi lưới mỏng với nhiều lỗ thoát nước để quần áo không bị nhăn nhúm và xoắn vào nhau, tránh hư hại cho các món đồ khi giặt máy.
Bạn nên cho các loại quần áo làm bằng chất liệu mỏng nhẹ vào túi giặt. Các loại quần áo jeans, kaki hoặc chất liệu dày hơn thì không cần.
Bỏ 2 chai nước vào máy giặt
Bạn cần hai chai nhựa vặn chặt nắp và bỏ vào máy giặt. Chai nhựa sẽ quay theo quần áo trong quá trình giặt và tạo ra ma sát khiến lực ma sát giữa quần áo giảm đi rất nhiều, hạn chế được tình trạng quần áo bị quấn chặt vào nhau. Như vậy quần áo sẽ không bị vặn xoắn và nhăn nhúm sau khi giặt.
Phơi quần áo ngay sau khi giặt
Sau khi giặt, bạn nên phơi quần áo ngay để tránh việc hình thành các nếp nhăn. Ngoài ra, phơi quần áo khi còn ẩm sẽ giúp kéo phẳng các nếp nhăn tốt hơn. Sau khi phơi khô, đồ của bạn cũng sẽ phẳng phiu.
Khi phơi, bạn nên giũ thật mạnh để quần áo phẳng hơn. Nhớ dùng tay điều chỉnh và miết nhẹ để giảm các nếp nhăn.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/quan-ao-giat-may-de-nhan-nhum-truoc-khi-giat-lam-buoc-nay-do-phang-li-khong-ton-cong-la-ui.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/quan-ao-giat-may-de-nhan-nhum-truoc-khi-giat-lam-buoc-nay-do-phang-li-khong-ton-cong-la-ui-d335424.html” name=”Xe và Thể thao”]