( Yeni ) – Nhiều người tò mò, thói quen hàng ngày của các bậc danh y thời xưa là gì và bí quyết dưỡng sinh của họ ra sao? Cùng tham khảo ngay những bí quyết dưỡng sinh sau đây.
Nền tảng dưỡng sinh cốt lõi: Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, có nguyên tắc hợp lý
Bậc thầy y học cổ truyền Trung Quốc Đặng Thiết Đào có một thói quen hàng ngày đều đặn là thức dậy lúc 7 giờ sáng, uống một cốc nước nóng khi bụng đói, chải đầu, xoa bóp chăm sóc bản thân, tập bài tập Bát đoạn cẩm trên ban công (xem thêm video hướng dẫn bài tập này); trở về phòng đo huyết áp.
Thời gian dưỡng sinh buổi sáng: Ăn sáng lúc 8h30, đọc sách báo sau bữa ăn, uống trà nóng lúc 11h, ăn trưa lúc 12h, nghỉ trưa khoảng 13h30.
Thời gian dưỡng sinh buổi chiều: Ngủ dậy lúc 15h30, đi bộ lúc 16h30, đứng trong 20 phút, tự xoa bóp bấm huyệt Túc tam lý, huyệt Dũng tuyền và các huyệt khác trong khoảng 20 phút (xem hướng dẫn các bài bấm huyệt kèm theo ở cuối bài viết).
Thời gian dưỡng sinh buổi tối: 18h ăn tối, 21h tắm xen kẽ nước nóng lạnh, về phòng đo huyết áp, làm kỹ bảng ghi chép nhật ký đo huyết áp, rửa chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ vào mùa đông.
“Thần y” Hoa Đà
Theo “Hậu hán thư” ghi lại: “ông biết thuật dưỡng sinh, tuổi đời trăm tuổi, vẫn còn tráng kiện, người đời luôn xem ông là tiên nhân.”
Bí quyết dưỡng sinh của Hoa Đà có thể được tóm tắt thành một từ – Động, bao gồm thể dục thể thao và lao động.
Hoa Đà nghĩ rằng cơ thể con người phải khỏe mạnh, huyết khí lưu thông là rất quan trọng, ông đã từng nói: “Cơ thể con người cần lao động … huyết mạch lưu thông, bệnh không thể sinh.”
Bằng cách quan sát thiên nhiên, Hoa Đà bắt chước tư thế của hổ, hươu, gấu, vượn và sếu, phát minh ra “ngũ cầm hí” nổi tiếng.
Năm loại động vật có thói quen và cách hoạt động khác nhau, bắt chước chúng có thể làm cho tất cả các khớp, cơ bắp của cơ thể được vận động, kết hợp tập thể dục và hít thở, thúc đẩy lưu thông khí huyết trong cơ thể, tăng cường sức khỏe.
Ông đem bộ “ngũ cầm hí” này truyền thụ cho các đệ tử, đệ tử Ngô Phổ, Phàn A rèn luyện theo, đều sống lâu và khỏe mạnh.
“Bão Phác Tử” Cát Hồng
Cát Hồng, hiệu “Bão Phác Tử”, là một học giả Đạo giáo thời Đông Tấn, là người luyện đan cũng là y học gia. Cả trong lịch sử Đạo giáo và lịch sử y học Trung Quốc đều có ảnh hưởng sâu sắc.
Cát Hồng coi trọng “sinh hoạt dưỡng sinh”, trong đó “không thương không tổn” và “vừa phải” là hai tư tưởng cốt lõi dưỡng sinh của Cát Hồng.
Cát Hồng cho rằng cơ thể con người bị thương thì dễ, nuôi dưỡng thì khó, mọi việc không thể quá độ, phải chú ý vừa phải, mới là chân lý dưỡng sinh.
Ông cho rằng: “Phương pháp dưỡng sinh đúng là, nước bọt không nhổ ra xa, đi không bước nhanh, tai không cực thính, mắt không nhìn lâu, ngồi không quá lâu, không nằm đến mức mệt mỏi, trước cái lạnh thì mặc thêm quần áo, trời nóng thì mặc bớt đồ.
Đừng đợi quá đói mới ăn, cũng không ăn quá no, không đợi cực khát mới uống, cũng đừng uống quá nhiều. Phàm ăn quá thì kết tích tụ, uống quá thì thành đờm tích…
Ngũ vị vào miệng, cần cân đối, vì chua nhiều tổn thương tỳ, đắng nhiều tổn phế, cay nhiều tổn gan, mặn nhiều hại tâm, ngọt nhiều thương thận, ngũ hành là nguyên lý tự nhiên. Phàm là người hay nói lời bi thương, cũng cảm giác bất tiện, nói nhiều thì thọ tổn nhĩ. ”
Trong các tác phẩm của mình, Cát Hồng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng bất kể là cơm áo gạo tiền, hoặc các giác quan của tai mũi miệng lưỡi, đều cần tuân theo tự nhiên, không thể nuông chiều, không quá mức, để duy trì tinh thần, kéo dài tuổi tác.
“Y thánh” Trương Trọng Cảnh
Trương Trọng Cảnh cho rằng “nội dưỡng chính khí, ngoại thận phong tà” là căn bản dưỡng sinh, cũng chính là điều được hậu nhân tôn sùng “dưỡng thận”. “Thận” ở đây là cẩn thận, thận trọng.
“Dưỡng thận” được tóm tắt, có hai khía cạnh chính:
Một là, chú trọng điều dưỡng tinh thần, nhấn mạnh tâm thanh bạch là rất quan trọng, Trương Trọng Cảnh rất chú trọng vào dục vọng, sinh hoạt và các phương pháp tiết chế, phản đối hoang dâm vô độ, cho rằng như vậy mới có thể không vượt qua phép tắc, tâm không tạp niệm, bảo trì nội tâm bình thản yên tĩnh.
Thứ hai, chú ý đến chế độ ăn uống và sức khỏe, nghĩ rằng thực phẩm có tác dụng bổ dưỡng rất quan trọng đối với ngũ tạng và tỳ vị, rất coi trọng hiệu quả của thực phẩm, trong các tác phẩm y học của ông, có thể thấy đề cập đến nhiều loại thuốc thực phẩm.
Ông nghĩ rằng chế độ ăn uống phải có phương pháp, nên chú ý đến vệ sinh thực phẩm, sự phù hợp và những điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống và cơ thể con người.
Trương Trọng Cảnh chỉ ra: “bất kể là ăn uống hay hương vị, đều để dưỡng sinh.” Các thế hệ sau tóm tắt lý thuyết thực phẩm dưỡng sinh này của ông là “nhiếp dưỡng”.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/hoc-theo-danh-y-thoi-xua-duong-sinh-la-duong-menh.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/hoc-theo-danh-y-thoi-xua-duong-sinh-la-duong-menh-d320899.html” name=”Khoevadep”]