( Yeni ) – Ngày vía thần Tài không chỉ cần chu đáo trong việc chuẩn bị đồ cúng và thành tâm khi khấn, cúng Thần Tài còn cần lưu ý những điều này để mang lại may mắn, tiền bạc. Hãy lưu ý những điều sau đây.
Thời gian cúng Thần Tài
Một số chuyên gia phong thủy cho rằng nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất. Trước khi cúng Thần Tài nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận.
Người Việt Nam có thể cúng Thần Tài hằng ngày, hằng tháng, tuy nhiên, ngày cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được người Việt coi là ngày quan trọng nhất, hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.
Lau dọn bàn thờ Thần Tài trước khi cúng
Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ đổ nước sạch pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ. Bàn thờ Thần Tài của nhiều gia đình cũng được đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) với mong muốn mang lại năng lượng tốt và may mắn cho gia chủ.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài
Trong ngày vía Thần Tài chúng ta nên cúng mặn. Đồ cúng thương là các món ăn ngon như heo quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày,…
Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món lợn quay và chuối chín vàng. Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài khác nhau.
Chú ý của người cúng
– Không nên ăn mặc luộm thuộm, bẩn thỉu và mặc đồ rách khi cúng. Đồng thời, không mặc đồ hở hang, váy ngắn, quần đùi khi cúng Thần Tài. Người cúng cần ăn vận lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ.
– Không nói tục, chửi bậy, quát mắng người khác trước, trong và sau khi cúng.
– Không nên để thú cưng, vật nuôi quấy phá ban thờ.
– Gạo và muối sau khi cúng xong không nên đổ đi mà cất vào trong nhà. – Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
– Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
– Rượu và nước sau khi cúng thì tưới xung quanh khu vực nhà của gia chủ.
– Bánh kẹo cúng xong nên tán lộc một nửa.
– Đồ mặn cúng xong nên cùng các thành viên trong gia đình cùng ăn, tránh chia sẻ hết cho người ngoài, kẻo “mất lộc”.
– Tiền vàng mã, thỏi vàng nén, ngân xuyến thì mang đi hóa.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/thay-phong-thuy-noi-nho-3-luu-y-quan-trong-khi-cung-than-tai-nhieu-nguoi-cang-khan-cang-mat-loc.html” alt_src=”” name=”Khoevadep”]