( Yeni ) – Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo như Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, năm 2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng thêm các loại phụ cấp sau đây:
1, Phụ cấp kiêm nhiệm
2, Phụ cấp thâm niên vượt khung
3, Phụ cấp khu vực
4, Phụ cấp trách nhiệm công việc
5, Phụ cấp lưu động
6, Phụ cấp theo nghề
7, Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
Cụ thể mức phụ cấp như sau:
Phụ cấp thâm niên vượt khung
Theo Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP) về phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo:
+ Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
+ Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
+ Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
+ Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
+ bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
– Mức phụ cấp như sau:
+ Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
+ Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
+ Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:
++ Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;
++ Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
– Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Phụ cấp trách nhiệm công việc (kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo)
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định:
– Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
– Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
Khoản tiền phụ cấp khu vực
Phụ cấp khu vực áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.
Hiện nay, mức hưởng phụ cấp khu vực của công chức, viên chức được tính theo công thức:
Phụ cấp khu vực = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Khoản tiền phụ cấp lưu động
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Khoản tiền phụ cấp thu hút
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.
Khoản tiền phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/them-7-khoan-phu-cap-theo-luong-cho-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-biet-de-khong-bi-thiet.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/them-7-khoan-phu-cap-theo-luong-cho-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-biet-de-khong-bi-thiet-d343009.html” name=”Xe và Thể thao”]