( Yeni ) – 7 phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế hộ khẩu giấy khi làm các thủ tục hành chính từ 01/01/2023.
Trường hợp nào mới cần xin Giấy xác nhận cư trú
Tại cuộc họp về chuyển đổi số diễn ra vào ngày 25/02/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu phải thực hiện nghiêm việc bỏ sổ hộ khẩu giấy và sổ tạm trú giấy, thay vào đó tăng cường khai thác thông tin cư trú từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, và đặc biệt là không được yêu cầu người dân xuất trình Giấy xác nhận cư trú.
Trước đó, vào thời điểm chuẩn bị xóa bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, đã có hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP về việc sử dụng 1 trong 7 phương thức dưới đây để thay thế sổ hộ khẩu giấy khi đi làm các thủ tục hành chính kể từ ngày 01/01/2023 như sau:
1. Dùng thẻ Căn cước công dân có gắn chíp. Vì mọi thông tin cư trú của công dân đều được tích hợp trong thẻ, cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng minh các thông tin đã có trong thẻ.
2. Dùng thiết bị đọc mã QR trên thẻ Căn cước công dân có gắn chíp.
3. Dùng thiết bị đọc chíp trên thẻ.
4. Tra cứu và khai thác các thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để dùng khi thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự.
5. Dùng ứng dụng VneID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự.
6. Dùng Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
7. Dùng thông báo định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Quy định là vậy, song trên thực tế, nhiều cơ quan, tổ chức vẫn yêu cầu bà con phải có Giấy xác nhận cư trú mới hoàn tất thủ tục khiến họ gặp không ít rắc rối và phiền hà.
Nay có yêu cầu từ phía Thủ tướng Chính phủ về việc không được phép đòi thêm Giấy xác nhận cư trú của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, nhiều người mới thắc mắc, vậy thực sự trường hợp nào mới bắt buộc?
Trả lời cho câu hỏi này, Luật sư Nguyễn Văn Đồng chia sẻ trên trang Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
Vì vẫn còn tồn tại quy định cũ liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, yêu cầu bà con phải xuất trình sổ hộ khẩu, trong khi giấy tờ này đã không còn giá trị sử dụng, vả lại phía các cơ quan công chứng, chứng thực và cơ quan đăng ký đất đai chưa thể đồng bộ hóa tất cả dữ liệu nên tạm thời vẫn yêu cầu bà con xin Giấy xác nhận cư trú để hoàn tất hồ sơ theo đúng quy định.
Không phủ nhận những giá trị lợi ích của việc số hóa các thủ tục hành chính, giúp bà con giản tiện thời gian đi lại hơn, nhưng có thể đây là giai đoạn mới bắt đầu, tất cả dữ liệu thông tin chưa được đồng bộ hóa, hơn nữa tại nhiều cơ quan, tổ chức vẫn chưa trang bị thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trên thẻ một cách chuyên nghiệp ngay được và cần thời gian nữa để vận hành mọi thứ trơn tru. Do đó, đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, nếu được yêu cầu phải có Giấy xác nhận cư trú thì bà con nên thông cảm và thực hiện đúng để sớm hoàn thiện thủ tục đúng quy định.
Quy định về xác nhận thông tin về cư trú căn cứ theo Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA, theo đó:
– Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
– Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.
Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
– Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/truong-hop-nao-moi-can-xin-giay-xac-nhan-cu-tru-ba-con-biet-ro-do-phien.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/truong-hop-nao-moi-can-xin-giay-xac-nhan-cu-tru-ba-con-biet-ro-do-phien-d357166.html” name=”Xe và Thể thao”]