( Yeni ) – Người có tâm đố kỵ giống như việc bàn thân uống thuốc độc nhưng lại mong người khác không được sống.
Khi cổ nhân Trung Quốc khuyến thiện, họ thường nói một câu: “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri”, nghĩa là khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả Trời và đất đều biết hết. Câu nói này quả thực là nghìn vạn lần chính xác. Tâm đố kỵ dù chỉ nhen nhóm trong suy nghĩ nhưng lại có thể hủy hoại chính chúng ta từ bên trong…
Câu chuyện của Tưởng đại phu
Cha mẹ thương yêu con cái là bản tính trời sinh, xưa nay đều như vậy cả. Mỗi một đứa con đều là bảo bối tâm can của cha mẹ.
Ngay từ thời khắc con trẻ vừa mới chào đời, cha mẹ nào cũng mong rằng chúng khỏe mạnh bình an, thông tuệ thành tài. Dù không thể rạng rỡ tổ tông, sự nghiệp thăng tiến, thì ít nhất cũng là không ốm đâu bệnh tật, một đời thuận lợi suôn sẻ.
Nhưng thời xưa lại có một hộ gia đình như vậy, mười đứa con trong nhà, lại không có lấy một người bình thường lành lặn, khiến lòng người chua xót không thôi. Dám hỏi thử ông trời: “Đây rốt cuộc là chuyện vì sao?”.
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nước Tống có một vị quan đại phu tên là Tưởng Viện. Tưởng đại phu có mười đứa con trai, không may là không có lấy một người có thân thể kiện toàn.
Một người trong đó thì bị gù lưng, một người thì bị què chân, một người thì tứ chi co quắp, một người thì hai chân có tật, một người thì bị điên, một người thì đần độn, một người thì tai điếc, một người thì bị mù, một người thì bị câm, còn có một người do phạm tội bị tống giam vào ngục, về sau chết luôn trong đó. Trường hợp mười đứa con đều bị tật này thật đúng là rất hiếm thấy!
Có người bạn tên Tử Cao nhìn thấy tình cảnh này, liền quan tâm hỏi thăm Tưởng Viện: “Đại phu lúc bình thường từng 𝚕àm những chuyện gì, lại dẫn đến cả nhà xảy ra tai họa như vậy? Mười đứa con đều bị tật khác nhau, quả thật là chuyện hy hữu trên đời”.
Tưởng Viện suy đi nghĩ lại, cũng tìm không ra nguyên nhân, liền trả lời rằng: “Tôi lúc còn sống vốn chưa từng làm qua những chuyện xấu to tát thương thiên hại lý gì! Chẳng qua trong tâm luôn là thích đố kỵ người khác. Nhìn thấy ngườι khác xuất sắc hơn mình, tôi liền đố kỵ với tài hoa của anh ta.
Còn với những kẻ ton hót lấy lòng tôi, tôi thích anh ta từ trong tâm. Nghe nói có người 𝚕àm việc thiện, tôi không chịu tin, hoài nghi kẻ đó hẳn là đạo đức giả. Nghe nói người khác có sai lầm hoặc làm điều gian ác, tôi tin tưởng không thôi.
Nhìn thấy người khác có được một vài chỗ tốt, tôi liền cảm thấy giống như bản thân mất đi cái gì đó. Còn như người khác mất mát thứ điều chi, trong lòng lại thấy phấn khích giống như bản thân có được chỗ tốt gì đó. Đây chính là thái độ đối nhân xử thế trước nay của tôi, mọi chuyện chỉ có vậy mà thôi”.
Tử Cao sau khi nghe xong, thở dài cảm khái nói rằng: “Đại phu, ông có tâm thái bất chính như vậy, tâm đố kỵ lớn như vậy, thật là đáng sợ quá, e rằng mai này sẽ có tai họa diệt môn!
Thế mà ông lại còn cảm thấy không sao cả, không hiểu được tính nghiêm trọng của sự tình, bệnh lạ và tai họa mà mười đứa con này của ông mắc phải, e rằng sẽ không chỉ dừng lại ở đây thôi đâu! Người xưa đều biết đạo lý nhân quả báo ứng, tâm đố kỵ là ác niệm lớn nhất, sẽ bị trời trách phạt”.
Có câu nói rằng: “Bi ai lớn nhất của đời người là đố kỵ”. Quả thật, tâm đố kỵ như một hòn than nóng, người đố kỵ dùng nó để ném vào người khác, nhưng chưa kịp hại người đã khiến bàn tay mình bị thương…
Vậy tâm đố kỵ là gì?
Tâm đố kị là một tâm xấu mà hình như con người chúng ta ai cũng có. Tuy nhiên mức độ nặng nhẹ thì khác nhau ở mỗi người.
Đố là ghen ghét.
Kỵ là ganh.
Đố kỵ chính là tâm ghen ghét, ganh, lòng không vui, khi thấy người khác đạt những sự thành tựu cao hơn mình.
Thường thì tâm đố kỵ xuất hiện, khi ta được đặt trong sự so sánh với một đối tượng khác, một người khác, một ai đó,… mà họ hơn ta về mặt gì đó, khi người đó được tán dương, khen ngợi, được tặng thưởng.
Ngay lúc đó, ta thì không được như vậy, nên ta cảm giác khó chịu, tâm mất đi sự hoan hỷ. Và tâm ganh tị nổi lên. Chính cái tâm đố kỵ này nó sẽ làm cho người ấy suy giảm phước báu rất nghiêm trọng. Vì ghét người đang đạt được những gì, thì mình sẽ mất phần đạt được cái ấy.
Bí quyết gạt bỏ lòng đố kỵ để có cuộc sống hạnh phúc hơn
Thừa nhận bạn đang gặp vấn đề do ganh tỵ
Trước khi bắt đầu “chiến đấu” với lòng đố kỵ, bạn cần thừa nhận đây là một vấn đề trong cuộc sống của mình và khiến bạn gặp trục trặc trong tình cảm. Sự ganh tỵ thực sự có thể hủy hoại tình cảm và là rào cản tiến sâu vào các mối quan hệ xung quanh.
Suy nghĩ kỹ về lòng đố kỵ của mình
Một khi đã thừa nhận là mình có đố kỵ và muốn xua tan sự đố kỵ đó, bạn cần hiểu rõ tại sao mình lại bắt đầu có những cảm xúc như vậy, nhận biết lòng ganh tỵ của bạn đến từ đâu?
Ví dụ: Bạn có đang ghen tỵ vì diện mạo của bạn bè? Bạn nghĩ cuộc sống mình sẽ tốt hơn nếu bạn có vẻ ngoài như họ?
Bạn có ghen tỵ với mọi thứ mà mọi người sở hữu không? Nếu bạn nghĩ mình không có bất cứ thứ gì để người khác ganh tỵ thì có lẽ bạn đang cảm thấy không an toàn và thiếu tự tin.
Cải thiện tình trạng của bản thân
Phát triển bản thân
Điều bạn cần làm lúc này là “biến” mình trở thành người không có lý do để ghen tỵ vì bạn rất hạnh phúc với chính mình. Dưới đây là những việc cần làm:
-Tự tin hơn. Viết ra tất cả những điều bạn yêu thích về bản thân và những sai sót của bạn. Làm việc để giải quyết nhiều sai sót nhất có thể và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
-Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra sự đố kỵ là vật chất. Hãy tính toán số tiền của mình, tiết kiệm để mua một vài vật dụng cần thiết cho tủ quần áo hoặc các thiết bị nội thất có thể sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về những gì mình đang có.
-Hãy là chính mình. Mặc dù con người nên truyền cảm hứng cho nhau, nhưng đừng quên rằng bạn là một cá nhân độc nhất và đừng bao giờ so sánh mình với bất cứ ai khác.
Cải thiện các mối quan hệ
Nếu bạn ghen tỵ với người nào đó vì họ có quá nhiều bạn bè hoặc có tình yêu tuyệt vời, có thể bạn đang thiếu đi các mối quan hệ thực sự. Khi đó, hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn để tham gia các cuộc trò chuyện có ý nghĩa hoặc các hoạt động với bạn bè, làm việc để có những mối quan hệ cởi mở và chân thành hơn.
Suy nghĩ tích cực
Bạn sẽ không thể có được tất cả mọi thứ bạn muốn dù có cố gắng thế nào và vẫn có nhiều người may mắn hơn bạn. Điều quan trọng là bạn phải chấp nhận sự thật và dừng việc cố gắng sở hữu mọi thứ trên đời.
Vui vẻ là chính mình. Hãy dành thời gian để vui vẻ với chính mình và thực sự học cách yêu bản thân. Dành thời gian một mình và đánh giá cao công việc bạn đang làm.
Người xưa tin vào số phận, vào nghiệp đức, ai có kết quả tốt ở đời này cũng là do kiếp trước họ đã chịu khổ hay họ đã làm nhiều điều tốt nên tích được nhiều đức. Khi trong số mệnh của ta có thì cuối cùng ta cũng có, khi trong mệnh của ta không có thì ta có cố gắng cưỡng cầu cũng không được.
Mặc dù vẫn còn có một vài điều bạn thiếu sót nhưng hãy tập trung vào những phần trong cuộc sống mà bạn yêu thích. Và nhìn rộng hơn ra thế giới, làm những việc có ý nghĩa, bạn sẽ bước ra khỏi “cái bóng” của cái tôi cá nhân quá lớn của chính mình. Suy cho cùng chúng ta cũng chỉ là một “giọt nước” trong đại dương mà thôi, hãy sống hết mình và nuôi dưỡng tấm lòng thiện lương. Đến lúc đó, khi thấy ai đó gặp hạnh phúc hay may mắn, bạn sẽ cảm thấy mừng cho họ thật sự từ trong tâm…
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/vi-sao-nguoi-xua-noi-bi-ai-lon-nhat-cua-doi-nguoi-la-do-ky.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/vi-sao-nguoi-xua-noi-bi-ai-lon-nhat-cua-doi-nguoi-la-do-ky-d333416.html” name=”Xe và Thể thao”]