( Yeni ) – Nói chuyện, giao tiếp với mọi người không khó, tuy nhiên làm sao để gây ấn tượng với đối phương thì không phải ai cũng làm được.
1. Hiểu rõ ai là người đang lắng nghe
Người có khả năng thuyết phục người khác luôn nắm rõ đáp án: Người lắng nghe là ai? Và tất nhiên, họ thuộc tuýp người biết “bốc thuốc đúng bệnh” trong vấn đề giao tiếp.
Đối với người hay e ngại, việc bạn cần làm là tỏ ra tự tin để có được sự tín nhiệm từ họ. Với những người cẩn thận, bạn hãy giữ sự nghiêm túc, chỉn chu về mặt thái độ, ngôn ngữ.
Chú ý nét mặt, thái độ, tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối tượng giao tiếp để lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp, cố gắng bắt đầu từ những phương thiện họ yêu thích, từ đó khiến đối phương dần tiếp nhận quan điểm của mình một cách tích cực.
2. Đừng quá toan tính
Thuyết phục khác với việc mua chuộc. Bởi đây là quá trình bạn đưa ra quan điểm của mình để đối phương suy xét.
Việc chúng ta cần làm trong quá trình ấy không phải là xét đoán tâm tư người nghe, cũng không phải là toan tính chi li để khiến họ phải bằng lòng trong tình thế bắt buộc.
Hãy để đối phương cảm nhận sự chân thành, nhiệt huyết và đúng đắn từ những lý lẽ của bạn, từ đó khiến họ bị thuyết phục một cách chính đáng và tâm phục khẩu phục.
Nhớ kỹ, sự chân thành luôn dễ dàng cảm hóa lòng người hơn thái độ tính toán thiệt hơn.
3. Ngắt lời thông minh
Chúng ta thường ngại ngắt lời người khác, sợ khiến họ tổn thương hay là bất lịch sự. Đúng là việc ngắt lời không được khuyến khích cho lắm, song có những trường hợp việc này lại rất cần thiết. Nếu như ai đó chỉ lo nói liến thoáng và không có dấu hiệu nhường “sóng” cho người khác, lúc này bạn cần cho họ biết rằng cuộc hội thoại cần điều hành từ hai phía.Lúc này bạn có thể ra hiệu ngắt lời theo kiểu ướm thử: “Vâng…”; “Nhưng mà…”…
Ngoài ra, việc ngắt lời để giúp mở rộng ý hay bổ sung thông tin cũng được khuyến khích. Bởi đây là một cách gây tình cảm rất tốt. Bạ có thể dẫn chứng theo kinh nghiệm cá nhân, trình bày thêm số liệu,…
4. Sử dụng óc hài hước
Một chút hài hước có thể gây ấn tượng sâu sắc trong cuộc trò chuyện. Óc hài hước có thể làm xoa dịu vấn đề, gia tăng tính thú vị của cuộc nói chuyện, cứu rỗi một bài trình bày khô khan.
5. Thị giác hóa
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, yếu tố thị giác có tầm ảnh hưởng quan trọng trong quá trình giao tiếp. Trên thực tế, người nghe dễ bị thuyết phục bởi các hiệu quả thị giác.
Bạn nên tận dụng yếu tố này bằng cách sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, hoặc tận dụng các yếu tố đa phương tiện (ảnh, video clip…) để giúp người nghe có cơ hội liên tưởng phong phú và ghi nhớ những hình ảnh biểu tượng hoặc lời nói trọng tâm, từ đó giúp họ dễ dàng tiếp nhận vấn đề.
6. Cố gắng ghi điểm bằng ấn tượng đầu tiên
Chỉ cần tiếp xúc với một người trong 7 giây, bạn đã có thể biết mình thích hay không thích người đó. Thái độ giao tiếp sau này cũng sẽ được hình thành dựa trên những ấn tượng ban đầu.
Mặc dù ấn tượng lần đầu gặp mặt thường do cảm xúc chi phối, nhưng bạn hoàn toàn có thể biến điều này thành yếu tố “thu phục” người khác.
Trong lần đầu gặp mặt, hãy dùng cái bắt tay kiên định, nụ cười tự tin, thả lỏng cơ thể và duy trì không khí thoải mái sẽ khiến đối phương lưu lại ấn tượng tốt đẹp về bạn.
7. Học cách làm một “nhà thỏa hiệp”
Người thực sự biết “thu phục” vạn người không phải là kẻ trọng thắng thua, mà là người đôi khi còn cố ý làm mình tự thua.
Bởi họ biết rằng, thành công lớn so với hai chữ thắng thua lại càng quan trọng hơn. Từ đó, họ lựa chọn thỏa hiệp trong một vài tình huống nhất định để dùng người và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/7-tuyet-chieu-khi-tro-chuyen-de-thu-phuc-long-nguoi-cung-den-dau-cung-hoa-mem.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/7-tuyet-chieu-khi-tro-chuyen-de-thu-phuc-long-nguoi-cung-den-dau-cung-hoa-mem-d332767.html” name=”Xe và Thể thao”]