( Yeni ) – Không chỉ giảm cân ngoạn mục mà vị bác sĩ này còn ngăn chặn được căn bệnh tiểu đường mới chớm, giữ cơ thể khỏe mạnh dù đã bước sang tuổi 60.
Vài năm trước, bác sĩ người Nhật You Nengjun, 60 tuổi, nhận thấy mình đang ở giai đoạn “tiền đái tháo đường”.
Trong gia đình của bác sĩ You cũng có người mắc tiểu đường. Ông phát hiện ra lượng đường trong máu của mình lúc đói lên tới gần 100mg/dL (chỉ số trên 100 được coi là mắc bệnh tiểu đường). Ngoài ra, ông cũng bị thừa cân, bụng to, nặng tới 78kg, chỉ số BMI > 30.
Ông đã tuyết tâm thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân cân để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Trong vòng 4 năm, nhờ thực hiện chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục, ông đã giảm được 24kg, lượng mỡ trong cơ thể là 18% và giảm hẳn nguy cơ bị tiểu đường.
Trong chương trình “Health 2.0”, bác sĩ You đã chia sẻ về chế độ ăn uống giúp cải thiện vấn đề cân nặng và sức khỏe của mình.
Ông cho biết, tất cả các đồ ăn trong bữa đều được bày vào một chiếc đĩa có chia ngăn, tỉ lệ sẽ là 6 phần rau, 3 phần protein, 1 phần đường bột (khoảng 1/4 bát cơm). Các loại trái cây chứa nhiều đường nên được ăn kèm cùng phần rau.
Phương pháp chia khẩu phần ăn như bác sĩ You Nengjun giúp người ăn biết được mình đã ăn những gì, với tỷ lệ bao nhiều. Nó giống như khay ăn của học sinh tiểu học, được chia thành 3 ngăn nhỏ bằng nhau và 1 ngăn lớn. Ngăn lớn sẽ chứa nhiều ra, 2 ngăn nhỏ dành cho thịt cá, đậu, trứng, tôm và 1 ngăn còn lại dùng cho tinh bột.
Chế độ ăn nhiều đạm sẽ giúp đốt cháy mỡ tốt hơn. Sử dụng một lượng nhỏ tinh bột giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
Với chế độ ăn ít đường bột, để không bị đói, bạn nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, kiều mạch, khoai lang… vì chúng nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no. Nếu ăn cơm trắng, bạn nên ăn 1/4 bát trong một bữa và tăng cường thêm lượng rau xanh.
Về phương pháp nấu ăn, hãy tránh sử dụng nhiều dầu mỡ (tức là hạn chế các món chiên, rán) và cố gắng chọn cách hấp, luộc; nên dùng ít nước sốt.
Nên tránh xa các loại đồ uống có đường, hoa quả chỉ sử dụng từ 100-200 gram, không uống nhiều nước ép trái cây. Nguyên nhân là do ăn quá nhiều trái cây thì lượng đường sẽ tiếp tục tăng cao, tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Vị bác sĩ này cũng tiết lộ, khị bị thừa cân, ông không có thói quen tập thể. Giai đoạn đầu của quá trình tập luyện để giảm cân, ông thường xuyên bị ngã khi chạy. Sau đó, ông điều chỉnh cách tập luyện cho phù hợp với tình hình sức khỏe của mình, bắt đầu từ chậm đến nhanh, từ dễ đến khó và tạo thói quen tập luyện đều đặn. Từ đó, ông đã dần làm quen và cải thiện khả năng khi tập luyện.
Bác sĩ You chủ yếu tập các động cơ bản và mở rộng của squat. Ngoài ra, ông còn tập các bài thể dục nhịp điệu ngắt quãng cường độ cao, với thời gian tập 30 giây và nghỉ 10 giây hoặc cường độ thấp hơn tập 50 giây nghỉ 15 giây. Các bài tập này giúp ông cải thiện chức năng tim phổi.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/bac-si-nhat-giam-24kg-day-lui-tieu-duong-nho-che-do-an-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-ai-cung-theo-duoc.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/bac-si-nhat-giam-24kg-day-lui-tieu-duong-nho-che-do-an-giong-hoc-sinh-tieu-hoc-ai-cung-theo-duoc-d320424.html” name=”Khoevadep”]