Khi mặt trời lùi dần sau hàng cây, nội thường bảo với chúng tôi: “Chập chiều chập choạng rồi, cất hết đồ đạc, rửa ráy, soạn sửa mà dọn cơm”.
Chập chiều chập choạng chính là khoảng thời gian cuối ngày, khắp cánh đồng trước nhà bắt đầu dâng lên màu tím thẫm. Từng tàng cây lớn, những bụi cây nhỏ hòa lẫn vào nhau. Đâu đó, chốc chốc vang lên những tiếng lích chích của bầy chim gọi bạn, chúng rủ nhau bay về tổ, khép cửa một ngày dài.
Bấy giờ, khói từ gian bếp cũng bắt đầu bay lên, mùi thơm của gạo mới, của ruốc, thịt, cá kho thoảng ra nức mũi khiến những chiếc bụng háu đói của chị em tôi càng thêm réo rắt. Có đứa lập cà lập cập chạy vào đòi nội cho phần ăn trước.
Những món nội nấu thường rất hao cơm. Từ những món mẹ mang về, nội luôn tỉ mỉ nhặt nhạnh rồi chế biến theo công thức đơn giản nhưng lành vị nhất. Đâu chỉ cơm sôi mới nhỏ lửa, món kho, món mặn, món chiên gì cũng đậm đà hơn khi nội để lửa liu riu.
Nội không thích bọn trẻ suốt ngày chỉ biết học, hễ đứa nào khi chiều xuống còn tranh thủ vùi đầu vào sách, nội sẽ quát: “Chập chiều chập choạng, thấy gì mà đọc? Ưa hư mắt à, cất hết sách vở, soạn sửa dọn cơm!”.
Thường thì vào mùa nắng, dù có đói đến mấy nội cũng bắt tụi nhỏ phải đợi cha mẹ đi làm đồng về, cả nhà đông đủ mới ăn. Còn mùa đông, mưa rét, nội cho chúng tôi ăn trước. Mỗi đứa mỗi tô, nội gắp cho miếng cá kho, rau xào để lên mặt rồi của ai tự xúc lấy. Đó luôn là những bữa cơm thú vị, ngon nhất trần đời. Ở đó, có mùi thức ăn thơm phức, cơm nóng hổi, trong đáy mắt nhờ ánh lửa mà soi rõ bóng nội phản chiếu bập bùng. Mỗi đứa đánh chén một bụng no say.
Những buổi chiều lúc đang vào mùa, nông sản sẽ được xe kéo về, hoặc cha mẹ gánh về thả phịch trước hàng hiên. Ngôi nhà lúc đó cũng đã thẫm mờ, mọi người bắt đầu nhẩn nha ngồi xuống, dựa lưng vào những cây cột chống xà. Họ cùng nhau rót nước uống, rũ bỏ những bộ quần áo lao động đẫm ướt mồ hôi, mùi sình bùn ngai ngái theo gió loang về phía khu vườn rộng trước mặt.
Những người phụ nữ gia đình chẳng cần thắp đèn lên, cũng chẳng vội vàng cơm nước. Họ sẽ nói về số lượng và chất lượng của số nông sản vừa mới thu hoạch. Mẹ tính còn bao nhiêu ngày nữa sẽ giải quyết hết những mảnh ruộng còn lại. Bố thì bảo, xong mùa sẽ tu bổ lại cái sân phơi…
Theo năm tháng, những buổi chiều thơ bé dần qua đi, tôi lớn lên có dịp ngồi trên những chuyến tàu để đi xa. Sau ô cửa kính, là những buổi chiều khác nhau, khi mà nơi này tàu chạy qua cánh đồng, nơi khác, tàu băng qua vuông sen, núi đồi hay những mặt nước cạn… Sau cánh cửa, bầu trời dần nhạt nắng. Trên những ngọn cây, ánh sáng dịch chuyển, những cung đường tôi qua cũng không ngừng dịch chuyển, chúng cộng hưởng vào nhau. Tôi trộm nghĩ, trên cuộc đời này, chúng ta là những lữ khách, chẳng có thể chạm vào điều gì, nắm giữ một điều gì mãi mãi.
Tôi luôn tự hỏi, những chái bếp, những ngôi nhà sâu trong phía làng, ẩn mình dưới những tàng cây và bóng mặt trời mỗi ngày đều dịch chuyển ấy, liệu chúng còn giữ được làn khói bếp, liệu có đón được những bước chân trở về của người thân. Liệu ở đó còn có sự yêu thương, đoàn tụ, gắn kết của hai chữ “gia đình”.
Mặt trời, cây cỏ, gió mây thì luôn quen thuộc, nếu từng ấn tượng khuôn hình nào đó một lần thì dù đi qua cung đường nào khác, ta cũng cảm nhận được sự hao hao. Và thiên nhiên trên xứ sở nhiệt đới này không hề vô tình hay hoàn toàn ngẫu hứng. Mỗi mảng miếng, sắc màu mà trời đất, không gian tạo tác theo mùa đều mang tính tượng trưng, lặp lại. Chúng khiến ta rung động, bồi hồi. Không dưng mà ánh ban mai buổi sớm luôn trong veo, tinh sạch, lấp lánh, còn hoàng hôn lại chậm rãi, mờ ảo như việc phủ dần xuống một tấm rèm…
Nhìn hoàng hôn, ai cũng nhớ mẹ, nhớ quê. Nhìn hoàng hôn, ai cũng muốn trở về. Trở về với những chập chiều chập choạng vương mùi củi lửa nơi góc bếp thân quen.
Minh Thi
Chia sẻ bài viết: |
Từ khóa
Chiều chập choạngbếp xưangôi nhà xưa
*Email (không hiển thị trên trang):
*Họ tên (hiển thị trên trang):
Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới.
Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.
*Email (không hiển thị trên trang):
*Họ tên (hiển thị trên trang):
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem nhiều
Chồng chém lìa tay vợ: Rùng mình trước sự hả hê của đám đông
Chiếc ti vi cũ – đừng bỏ!
Đừng để mẹ già đi viện một mình
Cả mẹ và má đều yêu bố
Vụ chồng chém lìa tay vợ: Đừng chọc giận người đàn ông bị phản bội
“Phòng bị đối tác” trong hôn nhân là xa xỉ?
Ông bà đến trông cháu, con cái có cần gửi tiền phí?
Vụ chồng chém lìa tay vợ: Bài học đắt giá cho kỹ năng giải quyết xung đột vợ chồng
Tặng quà mẹ nhân sinh nhật… của mình
Cứ đọc sách cùng, rồi con sẽ thích
news_is_not_ads=
Câu chuyện tình yêu
Câu chuyện tình yêu: Ngày nào cũng viết thư cho vợ
- Câu chuyện tình yêu: Sống vui để anh vui
- Câu chuyện tình yêu: Kỳ trăng mật ngọt ngào ở bệnh viện
- Câu chuyện tình yêu: Cần rất nhiều can đảm để có nhau
Tình yêu – Hôn nhân
-
Cả mẹ và má đều yêu bố
-
Câu chuyện tình yêu: Ngày nào cũng viết thư cho vợ
-
Biến “ông chồng thô” thành “ông chồng chất”
-
Một tháng phụ nữ có bao nhiêu ngày vui?
Cha mẹ và con
Cứ đọc sách cùng, rồi con sẽ thích
Đừng để mẹ già đi viện một mình
Đừng ai hỏi con bao giờ kết hôn
Ông bà đến trông cháu, con cái có cần gửi tiền phí?
Chúng ta bận quá, vội quá, ít ở bên người thân quá!
Tình và lý
-
Vụ chồng chém lìa tay vợ: Bài học đắt giá cho kỹ năng giải quyết xung đột vợ chồng
-
“Phòng bị đối tác” trong hôn nhân là xa xỉ?
-
Chồng chém lìa tay vợ: Rùng mình trước sự hả hê của đám đông
-
Chưa ly hôn, sao đã tay trong tay với người khác?
Phong cách sống
-
Tặng quà mẹ nhân sinh nhật… của mình
-
Ăn cơm với điện thoại
-
103 tuổi, ngoại vẫn cầm đinh, cầm búa
-
Hãy nhìn nhau nhiều hơn
-
Bí quyết làm… đàn bà vô dụng
-
Còn nơi nào cho mướn niềm vui?
TIN NỔI BẬT
-
Cứ đọc sách cùng, rồi con sẽ thích
-
Vụ chồng chém lìa tay vợ: Đừng…
-
Vụ chồng chém lìa tay vợ: Bài học…
TIN MỚI
Chồng chém lìa tay vợ: Rùng mình trước sự hả hê của đám đông
16-09-2022 15:00
Ai đúng ai sai, hãy để người trong cuộc tự cảm nhận và pháp luật phán xử. Hành động ném đá của đám đông còn ác nghiệt và dã man hơn cả.
Chiếc ti vi cũ – đừng bỏ!
16-09-2022 12:11
Hễ cứ đụng đến cái ti vi cũ để trong góc nhà là chồng tôi can: “Đừng bỏ nó!”.
Đừng để mẹ già đi viện một mình
16-09-2022 05:57
Đến khi cha mẹ rời cõi tạm, không ít người ngẩn ngơ nghĩ phải chi cha mẹ còn nằm đó, để con được bón muỗng cháo, nắn bóp tay chân, gãi lưng…
Ông bà đến trông cháu, con cái có cần gửi tiền phí?
16-09-2022 05:19
Ông bà không có trách nhiệm trông nom cháu, hay đó là chuyện đương nhiên phải làm? Cư xử thế nào mới là phải phép?
Cả mẹ và má đều yêu bố
15-09-2022 22:38
Hai mẹ của Hiên đều rất yêu bố, và bố cũng yêu cả hai, vừa tình vừa nghĩa, rất khó so sánh.
Còn nơi nào cho mướn niềm vui?
15-09-2022 14:43
Sự tiện lợi và hiện đại dường như đã lấy đi một thú vui giản dị: đi mướn sách.
Câu chuyện tình yêu: Ngày nào cũng viết thư cho vợ
15-09-2022 06:00
Muốn nhắn bà điều gì, ông sẽ viết một lá thư nhỏ với dòng chữ ngắn gọn, lại cũng có những lá thư dài.
Trời còn sáng, mà mẹ đã về!
14-09-2022 19:07
“Ôi, lạ thế! Trời còn sáng mà mẹ đã về rồi!”, con reo lên. Đúng một tuần sau, tôi xin nghỉ việc vì câu nói “nhói lòng” đó.
Cả họ quây quần lập xóm rau
14-09-2022 09:57
Có một đại gia đình quây quần, lập thành một xóm nhỏ yên bình. Giữa nhịp sống sôi động, họ hồn nhiên và bình tĩnh sống.
Biến “ông chồng thô” thành “ông chồng chất”
14-09-2022 05:03
Nhiều chị em than, thời nay những người đàn ông đáng mặt làm chồng hình như đã “tuyệt chủng”.
Nhìn vào mắt nhau, có khó không?
13-09-2022 14:02
Chị hàng xóm của tôi có cuộc sống hôn nhân rất lý tưởng. Gần 30 năm gắn bó chồng vợ, nhưng số lần cãi vã chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chúng ta bận quá, vội quá, ít ở bên người thân quá!
13-09-2022 05:53
Chúng ta sống như thể chẳng bao giờ có sự chia lìa của sinh ly tử biệt. Song sự cạn kiệt của duyên số luôn đến vào những thời khắc bất ngờ.
Muộn phiền cứ để gió mang đi…
12-09-2022 21:53
Mẹ hay ra khỏi nhà để những lời nói giận giữ không đâm vào lòng cha. Bà cũng đi dọc con đường làng để dịu đi những cảm xúc cuồn cuộn.
103 tuổi, ngoại vẫn cầm đinh, cầm búa
12-09-2022 10:43
Ngoại năm nay đã 103 tuổi, vẫn còn cầm đinh, cầm búa tra cán cuốc, đóng từng nhát chính xác không trật phát nào.
Trao quyền giúp vợ
12-09-2022 05:51
Rất nhiều người đang tự hỏi vì sao họ cho đi rất nhiều nhưng chồng không động lòng.
Thương như thương nắng chiều
11-09-2022 17:12
Nắng sớm mai trong veo dễ làm người ta phấn khích, còn nắng chiều là thứ nắng dễ làm tôi thấy bồi hồi, lòng lắng xuống với một cảm xúc khó tả.
Nguy cơ bị vợ con quên
11-09-2022 15:36
Không hiếm những bà vợ có chồng bên cạnh mà như mẹ đơn thân, vì chuyện lớn, nhỏ đều một tay bà lo.
Má nhớ cười thiệt nhiều…
11-09-2022 06:00
Má tôi là mẹ đơn thân, bà rất ít cười, có lẽ do cả đời lam lũ với những công việc không tên để nuôi con và những nỗi buồn giấu kín.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://www.phunuonline.com.vn/chieu-chap-choang-a1472992.html” name=””]