( Yeni ) – Đừng nghĩ rằng mua nhà là chuyện của người giàu. Dù bạn có mức thu nhập trung bình khoảng 7 triệu đồng/tháng, bạn vẫn mua được nhà nếu biết áp dụng nguyên tắc này.
Dùng 30% thu nhập để chi trả cuộc sống hàng ngày
Khoản chi hàng ngày cho việc ăn uống là khoản chi bắt buộc. Bạn không thể không chi nhưng có thể chi ít lại. 2,1 triệu cho 1 tháng tương đương với khoảng 70 nghìn/ngày sẽ không phải điều gì quá khó khăn với người sống độc thân.
Bạn nên chuẩn bị đồ ăn ở nhà, có thể ăn bữa sáng với 1 quả trứng, 1 cốc sữa đậu nành; bữa trưa ăn một suất cơm, thêm chút trái cây; bữa tối ăn nhẹ với salad rau củ quả và 1 cốc sữa ấm trước khi ngủ.
Chế độ ăn này không chỉ tiết kiệm mà còn giúp bạn có sức khỏe tốt.
Dùng 20% thu nhập để mở rộng các mối quan hệ
Với khoản tiền là 1,4 triệu đồng bạn có thể dành 350 nghìn cho tiền điện thoại, số còn lại dùng để đi ăn uống với bạn bè.
Kết giao với những người bạn hiểu biết hơn bạn, giàu hơn bạn hay những người có thể giúp ích cho công việc làm ăn của bạn sẽ rất tốt. Chỉ 1 năm thôi bạn sẽ thấy các mối quan hệ này mang đến cho bạn nhiều giá trị.
Dùng 15% thu nhập để học tập
Tham gia một khóa học, mua vài cuốn sách để bổ sung kiến thức không bao giờ là lãng phí. Bạn có thể rút ra những bài học từ cuốn sách mình đã đọc, vận dụng những điều đã học được, biến nó thành ngôn ngữ của mình và chia sẻ với người khác để nâng cao uy tín, cải thiện mối quan hệ.
Việc tham gia các khóa học cũng có thể giúp bạn mở rộng hơn các mối quan hệ của mình.
Dùng 10% thu nhập để tiết kiệm tiền đi du lịch
Làm việc bạt mạng để tiết kiệm tiền mua nhà không phải lựa chọn khôn ngoan. Lao vào kiếm tiền mà quên đi hưởng thủ dễ khiến bạn kiệt sức. Sự mệt mỏi về cả thể xác và tinh thần sẽ làm bạn không có sức làm việc. Vậy nên hãy dành một khoản tiết kiệm để du lịch tận hưởng cuộc sống.
Một chuyến du lịch cũng giúp bạn tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm. Bạn cũng có thể chọn du lịch giá rẻ để tiết kiệm chi phí.
Dùng 25% thu nhập để đầu tư
Với số tiền khoảng 1,75 triệu đồng bạn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng, tích lũy dần để có khoản tiền khởi nghiệp. Khi đã có một khoản vốn nhất định, tùy vào khả năng của bản thân mà bạn có thể chọn hình thức đầu tư phù hợp. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ, an toàn để nếu trong trường hợp thua lỗ bạn cũng không mất quá nhiều tiền.
Ngoài ra, để có thể tiết kiệm tiền lương tháng, hãy áp dụng theo cách sau:
Tích cực mượn thay vì mua
Hãy cẩn thận và đọc kỹ, chúng tôi không khuyên bạn thay vì mua thì mượn và dùng ké mọi thứ của người khác, bạn sẽ dễ trở thành “quái vật” ki bo bủn xỉn trong mắt mọi người.
Bạn có thể mượn bạn bè tài liệu, sách, túi du lịch, trang phục và phụ kiện cho dịp đặc biệt (vì họ hẳn cũng rất nuối tiếc những bộ đầm chỉ có thể mặc 1-2 lần), đồ dùng du lịch và cả đồ công nghệ (nếu bạn chỉ dùng trong vài ngày).
Bạn có thể thuê sách truyện và phim ảnh, hãy mừng vì giờ đây chúng ta có dịch vụ đọc sách và xem phim trực tuyến với giá vô cùng rẻ so với việc bỏ tiền mua sách giấy, đĩa phim hay vé xem phim. Bạn cũng cần có ý thức bảo quản và sử dụng đồ mượn cẩn thận hơn cả đồ đạc của mình, đó vừa là cách để tiết kiệm vừa là để bảo vệ uy tín của chính mình – thứ mà không tiền nào có thể mua được.
Tránh mượn tiền, mỹ phẩm, điện thoại, nhu yếu phẩm và đồ dùng hàng ngày, đó là những thứ bạn có trách nhiệm tự trang bị cho mình, không ai thoải mái cho bạn mượn những thứ mà họ cũng phải vất vả để trang trải cho cuộc sống hàng ngày của mình. Và cũng đừng ăn ké người khác, bạn biết vì sao mà, phải không?
Hãy chọn giá đúng!
Đó không phải là trò chơi trên truyền hình, đó là việc bạn nên làm cho mỗi lần quyết định chi tiền mua sắm. Trừ khi bạn muốn mua một món độc chỉ có duy nhất một người bán (những thứ như thế rất hiếm và cũng thường không cần thiết), hãy tham khảo giá trước khi mua, đừng vội vã mua ngay khi bạn thậm chí còn chưa tìm hiểu món này có ai khác bán nữa không.
Nếu bạn đang mua sắm online, Google sẽ giúp bạn tham khảo giá nhanh và đơn giản, các trang cộng đồng mua bán cũng vậy (nhưng nhớ đọc kỹ xuất xứ hàng hoá, điều kiện mua hàng và các khoản phí phát sinh). Nếu bạn mua sắm theo kiểu truyền thống, hãy tham khảo giá vài gian hàng cùng bán món đó tại một khu chợ, hoặc tham khảo giá online trước nếu bạn mua ở cửa hàng lẻ.
Tại các trung tâm thương mại, hãy dằn lòng trước những món “hàng mới về” để dành sự ưu ái cho hàng giảm giá, bởi vì hàng mới về rồi cũng sẽ trở thành hàng giảm giá trong một ngày gần đây, và liệu bạn có dùng ngay món hàng vừa mua để tận hưởng giá trị “mới về” đó, trong khi tiền đã bỏ ra thì đã “một đi không trở lại”.
Và cuối cùng, đừng chê “hàng thanh lý”, “hàng secondhand” nhưng cũng đừng vì tham hời, tham rẻ mà mua sắm vô độ những thứ bạn thật sự không cần ngay và lâu dài. Hãy tự hỏi mình trước khi mua sắm: “Mình cần nó ngay không? Mình sẽ cần nó bao lâu? Và chỗ nào bán nó rẻ nhất mà đảm bảo?”
Kiểm soát chi phí viễn thông
Chi phí này bao gồm phí điện thoại, internet và truyền hình cáp, đó là khoản chi phí cần thiết để duy trì sự liên kết với thế giới trong cuộc sống hiện đại và đó cũng là khoản đầu tư cần thiết cho công việc và các mối quan hệ xã hội. Nhưng hầu hết chúng ta chi nhiều cho viễn thông hơn những gì mình cần và sử dụng.
Hãy xem lại các hoá đơn viễn thông trong 6 tháng gần đây nhất và đánh giá lại nhu cầu thực tế của mình. Bạn có cần thuê cáp quang internet chỉ để lướt web (thậm chí xem phim HD trên mạng cũng không cần cáp quang)? Bạn có cần thuê gói truyền hình cáp hàng trăm kênh trong khi mấy ngày liền còn chả nhìn đến TV hoặc cùng lắm chỉ xem đi xem lại vài kênh (mà có cần thiết không vì giờ đây cũng đã có thể xem truyền hình trực tuyến rồi)?
Bạn có cần gọi điện nhiều đến thế trong khi đã có email và chat? Và bạn có thực sự cần 3G để online tốc độ cao mọi lúc mọi nơi, hay chỉ để “check in” và khoe hình trên Facebook?
Hãy “xuống tay” cắt giảm những dịch vụ viễn thông không thực sự cần thiết, hạ cấp các gói cước không dùng hết tính năng và tìm các giải pháp viễn thông kết hợp (như USB thu sóng wifi cho TV để xem phim online và có thể dẹp luôn phí truyền hình cáp mà cũng chẳng cần mua TV cao cấp có thể lên mạng internet). Sau khi tối ưu phí viễn thông, bạn sẽ thấy cuộc sống trong thời đại thông tin cũng không quá đắt đỏ như bạn vẫn nghĩ.
Nghĩ trước khi chi
Tóm lại cho tất cả những cách trên, bạn chỉ cần nhớ 2 việc:
Thứ nhất: Đánh giá lại chi tiêu hiện tại để tối ưu hoá các khoản chi định kỳ, có thể mất công ban đầu một chút nhưng khi đã vào nếp, bạn thậm chí cũng chẳng nhớ rằng mình đang tiết kiệm được một khoản tiền so với trước đây.
Thứ hai: Đừng vội vã chi tiền ngay khi chưa kịp suy nghĩ về nó. Tập thói quen tự vấn bản thân về mức độ cần thiết phải chi tiền để mua sắm, có thể hỏi thêm vài người để giúp củng cố nếu bạn vẫn không thể tự thuyết phục mình.
Nếu cần thiết phải chi tiền và quyết định chi tiền, hãy dành 15 phút kiểm tra giá và nhà cung cấp để có thể mua được với chi phí tốt nhất (quá trình tham khảo đôi khi cũng làm bạn mất hứng mua sắm nữa.)
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/luong-thang-7-trieu-van-co-the-mua-duoc-nha-neu-ap-dung-dung-theo-cach-nay-search/?id=305414″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]