( Yeni ) – Nhiều chị em không ăn mấy cũng tăng cân nhưng cũng có những chị em có ăn “hết thế giới” cũng không béo khiến họ rất tự ti đối với thân hình của mình, lý do là gì?
1. Bữa ăn hàng ngày không đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng
Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bạn có ăn nhiều bao nhiêu cũng không thể tăng cân do nhu cầu năng lượng hàng ngày mà cơ thể cần không được đáp ứng đủ qua các bữa ăn, dù bạn có vẻ ăn số lượng nhiều. Khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng từ thực phẩm, cơ thể của chúng ta sẽ tự động chuyển sang sử dụng lượng glucose dự trữ trong gan, cơ bắp hoặc chuyển hóa các tế bào mỡ và protein thành năng lượng để sử dụng. Từ đó, quá trình sử dụng năng lượng dự trữ xảy ra trong thời gian dài như vậy sẽ khiến cơ thể gầy ốm, giảm khả năng miễn dịch và sức chịu đựng kém.
2. Chế độ ăn uống thất thường
Biểu hiện của thói quen ăn uống thất thường có rất nhiều như: thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhiều hoặc quá ít trong một bữa hay thói quen ăn đêm. Tất cả những điều này góp phần khiến cân nặng của bạn bị ảnh hưởng và cảm giác ăn hoài cũng không thể tăng cân.
Chưa hết, một chế độ ăn uống thất thường cũng sẽ làm chênh lệch nồng độ đường huyết và các thành phần dinh dưỡng khác trong cơ thể, ở những thời điểm khác nhau. Khi bị đói, cơ thể sẽ sử dụng nguồn glucose, mỡ và protein dự trữ; nhưng khi ăn quá no, năng lượng dư thừa có xu hướng chuyển thành mỡ xấu trong cơ thể.
3. Qúa trình chuyển hóa năng lượng cao
Những người cho rằng bản thân có “cơ địa” ăn nhiều nhưng không tăng cân thường quá trình chuyển hóa năng lượng cao hơn, khiến cơ thể càng khó tăng cân hơn. Nói một cách dễ hiểu, chuyển hoá năng lượng cao là mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động hàng ngày của họ cao hơn so hơn với người bình thường khác.
Để hạn chế quá trình này, bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm như nước ngọt, các chất kích thích và bổ sung những thực phẩm có tính hàn – mát để dùng trong thực đơn hằng ngày của mình.
4. Khó chuyển hóa năng lượng thành cân nặng
Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng người gầy dù ăn nhiều nhưng cũng không tăng cân mà ít người biết đến. Người có “cơ địa” gầy khó hấp thu, gầy kinh niên lâu năm thường có tốc độ chuyển hóa năng lượng thành cân nặng chậm hơn người bình thường, dẫn đến khó tăng cân. Nên dù ăn nhiều bao nhiêu đi chăng nữa cũng khó tăng cân hơn người bình thường.
5. Lười vận động và tập thể dục thể thao
Trong suy nghĩ của một số người, hạn chế vận động sẽ làm giảm tiêu hao năng lượng từ đó giúp tăng cân nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, đây lại là một suy nghĩ vô cùng sai lầm. Luyện tập thể dục thể thao sẽ kích thích và điều hòa quá trình chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt, tăng sự dẻo dai và khối lượng cơ bắp của cơ thể.
6. Uống thuốc gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Một số loại thuốc, đặc biệt các loại kháng sinh điều trị bệnh có thể gây tác động xấu đến hệ vi sinh đường ruột từ đó gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng như hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, ảnh hưởng đến cân nặng. Lạm dụng thuốc tăng cân, tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cơ thể mệt mỏi và khó tăng cân.
Hiện nay, có rất nhiều người tự ý mua và sử dụng các loại viên uống, thực phẩm chức năng “giúp tăng cân” mà không có chỉ định của bác sĩ. Các sản phẩm được quảng cáo “thành phần thiên nhiên, tăng cân hiệu quả” này có thể gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim hoặc hen suyễn, phát ban, sốc phản vệ khi dị ứng với các thành phần của thuốc. Vì vậy, cần cẩn trọng và chỉ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cân, tăng cơ dưới sự giám sát của bác sĩ.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/nguoi-hit-gio-cung-beo-nguoi-an-den-may-cung-khong-map-ly-do-tai-sao.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nguoi-hit-gio-cung-beo-nguoi-an-den-may-cung-khong-map-ly-do-tai-sao-d354932.html” name=”Xe và Thể thao”]