( Yeni ) – Để bồi bổ khí huyết của cơ thể, ngừa lão hóa và phòng bệnh tật, chị em đừng bỏ qua 2 loại rau bổ dưỡng này.
Khi huyết trong cơ thể bao gồm khí và huyết. Đây được coi là nguồn nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể sống. Phụ nữ sau 35 tuổi khí huyết kém sẽ gặp các tình trạng như da kém tươi tắn, nhiều nếp nhăn, mắt thâm quầng, dễ tăng cân, đau bụng kinh, rụng tóc, mệt mỏi, không ngủ ngon giấc…
Nếu tình trạng này không được cải thiện, chị em sẽ bị lão hóa sớm và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Một số dấu hiệu cảnh báo khí huyết kém ở phụ nữ
Rụng tóc nghiêm trọng
Phụ nữ càng lớn tuổi lượng tóc rụng mỗi ngày một nhiều. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do thiếu khí huyết. Khi đó, mái tóc không được nhận đủ dinh dưỡng từ máu nên dễ bị khô, rụng.
Da sậm màu
Phụ nữ khí huyết kém sẽ có làn da kém sắc, mất tính đàn hồi, lỗ chân lông to và có nhiều thâm nám hơn.
Chân tay hay bị lạnh
Chân tay thường xuyên bị lạnh là một trong những dấu hiếu của khí huyết kém. Ngược lại, nếu chân tay ấm áp chứng tỏ cơ thể có khí huyết tốt.
Mất ngủ, mơ ngủ triền miên
Khí huyết trong cơ thể kém có thể khiến chị em mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, khí huyết kém còn gây ra hiện tượng ngủ ngáy, mắt quầng thâm, trạng thái tinh thần kém…
Để cải thiện vấn đề khí huyết, phụ nữ nên chú ý đến việc bồi bổ cho cơ thể. Có 2 loại rau rất tốt cho việc dưỡng khí huyết, chị em không nên bỏ qua.
Rau ngải cứu
Loại rau dân dã này có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe phụ nữ, không thua kém bất cứ loại thuốc bổ nào. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Ngải cứu có thể sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe, an thai. Đặc biệt, ngải cứu còn một công dụng rất tốt đối với phụ nữ là thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết phụ nữ có thể sử dụng rau ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt như sau: Lấy 10 gram ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần uống/ngày. Uống trước ngày kinh dự kiến và những ngày có kinh. Nếu thấy nước ngải cứu có vị đắng khó uống thì có thể cho thêm một chút đường.
Ngoài ra, chị em có thể ăn món canh ngải cứu nấu thịt nạc đều điều hòa kinh nguyệt. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp một chút gia vị rồi xào qua. Thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi và bỏ rau ngải cứu vào nấu chín, nêm gia vị cho vừa ăn. Dùng canh với cơm khi còn nóng.
Lưu ý, ngải cứu có nhiều tác dụng nhưng không được lạm dụng. Bạn chỉ nên sử dụng một liều lượng vừa phải.
Rau diếp cá
Rau diếp cá tuy có mùi tanh khó chịu nhưng có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Theo Đông y, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào hai kinh can và phế; tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm…
Rau diếp cá có thể sử dụng trị đau mắt đó, chữa viêm tắc tuyến sữa, chữa tiểu dắt, đái buốt, trị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, điều hòa kinh nguyệt…
Chị em có thể sử dụng rau diếp cá để điều hòa kinh nguyệt bằng cách sau: Lấy 40 gram rau diếp cá, 30 gram ngải cứu (tất cả đều dùng rau tươi). Rửa sạch hai loại rau và giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước lọc để uống. Uống trước 2 lần/ngày, trước kỳ kinh 10 ngày và uống liền trong 5 ngày.
Lưu ý, rau diếp cá có tính hàn nên những người tạng hư hàn không nên sử dụng.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/phu-nu-sau-35t-thieu-khi-huyet-nhanh-gia-da-xau-an-2-loai-rau-nay-de-duong-nhan-duong-khi.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/phu-nu-sau-35t-thieu-khi-huyet-nhanh-gia-da-xau-an-2-loai-rau-nay-de-duong-nhan-duong-khi-d321336.html” name=”Khoevadep”]