( Yeni ) – Vào ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ nên thực hiện những việc này để cầu may mắn, tài lộc đến với gia đình.
Người Việt quan niệm: “Lễ Phật cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói đến sự quan trọng của ngày lễ này. Thời xưa, các cụ còn xem Rằm tháng Giêng là ăn Tết lần hai.
Rằm tháng Giêng thường được làm lễ cúng chu đáo, thinh soạn bởi ngừa xưa cho rằng “đầu xuôi đuôi lọt”, đầu năm suôn sẻ thì cả năm may mắn.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
Tùy vào phong tục địa phương và điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể lựa chọn các vật phẩm phù hợp để dâng cúng trong ngày Rằm tháng Giêng, miễn sao mâm cỗ thể hiện sự trang nghiêm, lòng thành của con cháu với ông bà tổ tiên, thần Phật.
Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng gia tiên gồm 10 món gồm: 4 bát, 6 đĩa. Trong đó, có 4 bát là bát canh ninh măng, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò hoặc chả, nem thính hoặc đĩa xào, dưa muối, xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.
Ngoài ra, nhiều gia đình thờ Phật còn sắm lễ cúng Phật là mâm lễ chay gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi. Có thể thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Thắp hương vào ngày Rằm tháng Giêng
Khi thắp hương, người dân thường thắp số lẻ bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp 1 hoặc 3 nén hương trên mỗi bát.
Khi thắp hương, gia chủ cần mặc quần áo chỉnh tề, khấn vái liền mạch, thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với thần linh, tổ tiên.
Hóa vàng ngày Rằm tháng Giêng
Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc Trung Hoa, Rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày lễ mang bản sắc riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.
Trên thực tế, đạo Phật không dạy đốt mã cho người đã khuất, không cổ súy việc đốt nhiều vàng mã vì vừa lãng phí, vừa ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, người dân nên lễ bằng lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao đỗ đầy hay đốt nhiều vàng mã.
Ngoài ra, nếu hạ vàng trong Tết xuống hóa vào ngày này, gia chủ cần thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ.
Khi gần hết một tuần hương thì có thể bắt đầu hạ tiền vàng xuống để hóa.
Mỗi lễ tiền vàng phải được thực hiện theo thứ tự từ cao xuống thấp, thần linh trước gia tiên sau. Trước khi hạ lễ, gia chủ vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Khi hóa vàng xong, gia chủ nhớ vẩy vại giọt rượu cúng trên bàn thờ vì tục cho rằng làm như vậy mới thiêng, các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ.
Vào ngày này, một số gia đình mới xin hạ lộc, mâm ngũ quả Tết hoặc xin phép thần linh, tổ tiên dọn dẹp bàn thờ sau những ngày hương khói nghi ngút. Nếu thực hiện việc dọn bàn thờ sau khi lễ cúng Rằm tháng Giêng, gia chủ cần chú ý:
– Không dùng nước lạnh để lau bàn thờ: Gia chủ nên dùng nước ấm để lau bàn thờ, bài vị thần Phật, tổ tiên. Lau bài vị thần Phật trước rồi thay nước mới và lau bài vị tổ tiên. Không lau bài vị tổ tiên trước vì đó là bất kính, mạo phạm tới thần Phật.
– Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ đạc thờ cúng được coi là những vật linh thiêng. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần cẩn trọng, tránh làm đổ vỡ đồ thờ. Việc đổ vỡ được coi là điềm hung hạn.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/hoa-vang-ram-thang-gieng-xong-nho-lam-1-viec-de-to-tien-chung-giam-phu-ho-do-tri-ca-nam-may-man.html” alt_src=”” name=”Khoevadep”]