( Yeni ) – Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Nhưng cũng có trường hợp được cấp Căn cước công dân không có thời hạn.
Theo quy định của Luật căn cước công dân 2014, Bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chip. Thời có thời hạn sử dụng của CCCD được áp dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật CCCD 2014. Cụ thể như sau:
– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, CCCD (cả CCCD mã vạch và CCCD gắn chip) đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu đã được cấp trong 2 năm trước các mốc tuổi này, công dân vẫn được sử dụng thẻ CCCD đó đến mốc tuổi tiếp theo.
Những trường hợp CCCD mã vạch, CCCD gắn chip có giá trị vô thời hạn
Như đã nói ở trên, điều 21 Luật CCCD 2014 quy định thẻ CCCD gắn chip có thời hạn sử dụng đến các mốc tuổi là đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Khoản 2 Điều 21 của Luật Căn cước công dân quy định:
Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo
Như vậy, có nghĩa, những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.
Lưu ý, những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Đối tượng nào được cấp căn cước công dân gắn chip?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rằng Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân. Theo đó, mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip.
Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rằng thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Thủ tục cấp đổi từ chứng minh nhân dân được thực hiện như thế nào?
Đối với trường hợp người dân cấp đổi từ chứng minh nhân dân qua căn cước công dân gắn chip thì thủ tục cấp đổi từ Chứng minh nhân dân qua Căn cước công dân gắn chip cụ thể như sau:
Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.
Bước 3: Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip.
Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/truong-hop-duy-nhat-duoc-cap-cccd-co-gia-tri-vo-thoi-han.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/truong-hop-duy-nhat-duoc-cap-cccd-co-gia-tri-vo-thoi-han-d348356.html” name=”Xe và Thể thao”]